Cơ sở 2: Số 68, Tổ 30, Phường Ngọc Thụy, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
Cơ sở 2: Số 68, Tổ 30, Phường Ngọc Thụy, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
Năm 1943, ông chủ trì thành lập Huyện bộ Việt Minh Móng Cái, trực tiếp lãnh đạo phong trào ở đây. Từ đó đến năm 1945, ông đã bồi dưỡng, đào tạo cho cách mạng nhiều cán bộ nòng cốt của Quân đội và ngành tình báo. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, tình hình Móng Cái hết sức phức tạp. Đào Phúc Lộc đã cùng các đồng chí của mình kiên trì đấu tranh, hoạt động bí mật, đưa nhiều đầu mối chui vào hàng ngũ Việt Quốc, Việt Cách, giữ vững và phát triển phong trào Việt Minh ở Móng Cái.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Chính quyền cách mạng non trẻ phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, nạn đói; vận mệnh của dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”. Trước tình hình đó, yêu cầu nắm địch là đặc biệt quan trọng. Ngày 25-10-1945, tại số nhà 18 phố Nguyễn Du, Hà Nội, Phòng Tình báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu được thành lập. Đồng chí Đào Phúc Lộc là Trưởng phòng Tình báo đầu tiên.
Về sự kiện đặc biệt này, Đại tá Đào An Việt, Phó chủ nhiệm Chính trị Tổng cục II, cho biết: “Việc thành lập Phòng Tình báo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện sự sáng suốt của Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Từ đây, Quân đội ta đã có một cơ quan chuyên trách để nắm địch, giúp trên đánh giá đúng âm mưu, ý đồ của địch để phục vụ kháng chiến, kiến quốc, đặt nền móng cho ngành tình báo quốc phòng xây dựng và trưởng thành, là niềm tự hào của toàn thể cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong ngành”.
Phòng Tình báo được thành lập có nhiệm vụ điều tra về quân sự, ngoại giao, chính trị, kinh tế của ngoại quốc và bọn phản động trong nước, trọng tâm là quân sự. Đồng chí Đào Phúc Lộc đã tổ chức mạng lưới, nắm tình hình quân địch, cài người vào trong các tổ chức có người Pháp như thư ký, đánh máy, làm nhà thầu cho các cơ quan, doanh trại có người Pháp. Các lưới tình báo đã lấy được nhiều tin quan trọng như kế hoạch Pháp gây hấn ở Hà Nội; mưu đồ của Pháp bí mật tổ chức những nhóm Pháp kiều vũ trang... Phòng Tình báo cài người vào sân bay Gia Lâm để chuẩn bị cho Đội quyết tử vào đánh sân bay, phối hợp với Nha Công an đập tan âm mưu đảo chính, tiêu diệt hang ổ phản động Quốc dân Đảng ở phố Ôn Như Hầu...
Tổ chức huấn luyện lực lượng chặt chẽ
Theo Đại tá Đào An Việt, chỉ trong một thời gian ngắn trên cương vị Trưởng phòng Tình báo, từ tháng 10-1945 đến tháng 3-1947, đồng chí Đào Phúc Lộc đã tổ chức lực lượng, hình thành và xây dựng ban tình báo ở 26 tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc.
Để có cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động, Trưởng phòng Đào Phúc Lộc đã chỉ đạo Phòng Tình báo soạn thảo các nội dung để trực tiếp huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ. Cuối năm 1945, lớp huấn luyện đầu tiên do đồng chí trực tiếp hướng dẫn tại số nhà 36 Đại lộ Carreau (nay là số nhà 18 Lý Thường Kiệt), Hà Nội được mở. Tháng 3-1947, đồng chí mở lớp tình báo quân sự đầu tiên tại Tuyên Quang với 48 học viên.
Trong quá trình hoạt động ở miền Nam, đồng chí cũng tổ chức nhiều lớp học ngắn hạn để bổ sung lực lượng cho ngành tình báo, tập trung vào các nghiệp vụ như tổ chức hoạt động nội thành; nghiên cứu tình hình địch; tổ chức mạng lưới cơ sở; cài người vào sâu trong hàng ngũ địch... Với tầm nhìn chiến lược, tài năng và tư duy sáng tạo, giàu kinh nghiệm, đồng chí đã dày công xây dựng cơ sở lý luận, kế hoạch đào tạo, định hướng phát triển ngành tình báo địch tình-binh vận trở thành những mũi nhọn tiến công đối phương ngay tại sào huyệt của chúng.
Các lớp giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ tình báo đã trở thành nơi ươm mầm nhiều hạt giống cách mạng, trở thành những cán bộ nòng cốt cao cấp trong Quân đội, góp phần làm nên những chiến công, thành tích của lực lượng tình báo quốc phòng. Thiếu tướng Cao Pha, nguyên Phó cục trưởng Cục Tình báo, nguyên Phó tư lệnh Binh chủng Đặc công, nguyên Phó viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, từng viết về đồng chí Hoàng Minh Đạo: “Anh đặt nền móng cho những bước đi chập chững ban đầu của ngành (tình báo). Vạn sự khởi đầu nan, công của anh Đạo cả”.
Tháng 9-1948, đồng chí Đào Phúc Lộc được điều động vào Nam. Tháng 10-1949, đồng chí được phân công làm Trưởng ban Quân báo Nam Bộ. Tháng 7-1954, Hiệp định Geneva được ký kết. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng tiến lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tạm thời do đối phương kiểm soát. Từ đây bắt đầu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thời kỳ mới của ngành tình báo quốc phòng Việt Nam.
Những năm 1955-1956, đồng chí đã chỉ đạo khoét sâu mâu thuẫn nội bộ địch, dựng cờ các giáo phái ly khai chống Mỹ-Diệm, tổ chức các lực lượng vũ trang cách mạng trong nội thành. Năm 1963, đồng chí Đào Phúc Lộc được tăng cường cho khu trọng điểm Đặc khu Sài Gòn-Gia Định, nơi tập trung nhiều cơ quan đầu não ngụy. Một đêm cuối năm 1969, trên đường về Trung ương Cục, bị địch phục kích, đồng chí cùng đồng đội đã anh dũng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và hy sinh trên sông Vàm Cỏ Đông.
Sự ra đi của đồng chí Đào Phúc Lộc là mất mát to lớn đối với Đảng, Nhà nước, ngành tình báo Việt Nam, đồng nghiệp và gia đình. Là người trực tiếp chỉ đạo giao nhiệm vụ cho đồng chí Hoàng Minh Đạo vào Nam làm Trưởng ban Quân báo Nam Bộ năm 1948, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Anh đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc...”.
Đại tá Đào An Việt khái quát: “Với vai trò là trưởng phòng tình báo đầu tiên, đồng chí Hoàng Minh Đạo đã có những đóng góp hết sức quan trọng đối với ngành tình báo quốc phòng, như xây dựng hệ thống điều hành, chỉ huy tình báo từ Trung ương đến cơ sở; đào tạo, huấn luyện và xây dựng đội ngũ cán bộ tình báo và góp phần định hình nghệ thuật chỉ đạo và tổ chức hoạt động tình báo, đặt nền móng cho phát triển cả lý luận và thực tiễn của tình báo sau này”.
Ghi nhớ công lao của người đặt nền móng cho ngành tình báo quốc phòng Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Hồ Chí Minh đối với đồng chí Đào Phúc Lộc.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Tư liệu Hồ sơ xem các tin, bài liên quan.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng (GAET; tiếng Anh: Defence Economic Technical Industry Corporation) trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 3035/ QĐ- BQP ngày 23 tháng 8 năm 2011, hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Vật tư Công nghiệp quốc phòng, là doanh nghiệp quốc phòng có chức năng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực: xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất quốc phòng và kinh tế; xuất nhập khẩu và kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, dịch vụ nổ mìn; đào tạo nghề và xuất nhập khẩu lao động; liên doanh sản xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp quốc phòng và nhiều chức năng kinh doanh quan trọng khác.[1][2][3][4][5]
Tiền thân của GAET là cục Vật tư Nhiên liệu (Tổng cục Hậu cần), cục Cung ứng Vật tư (Tổng cục Kỹ thuật) với nhiệm vụ quan trọng là cung cấp đảm bảo vũ khí, vật tư, nhiên liệu phục vụ cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.[1]