Mọi người thường nghĩ chỉ có nguy cơ lây bệnh dại nếu bị chó, mèo hoặc các động vật mang virus dại cắn, nhưng chỉ cần bị các động vật mang virus bệnh dại cào và nếu không được tiêm ngừa thì nguy cơ tử vong cũng rất cao.
Mọi người thường nghĩ chỉ có nguy cơ lây bệnh dại nếu bị chó, mèo hoặc các động vật mang virus dại cắn, nhưng chỉ cần bị các động vật mang virus bệnh dại cào và nếu không được tiêm ngừa thì nguy cơ tử vong cũng rất cao.
Khi bị chó mèo cắn được coi là một trường hợp điều trị dự phòng bệnh dại khẩn cấp. Nạn nhân cần được rửa ngay vết thương bằng nước và xà phòng (hoặc các chất như dầu gội – sữa tắm), bôi các chất sát khuẩn như cồn – cồn iot và đến ngay các điểm tiêm chủng gần nhất để được các bác sỹ tư vấn tiêm vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại
Thời điểm tốt nhất là trong vòng 6 giờ đầu tiên sau khi bị chó mèo cắn. Tuy nhiên, nếu bạn không biết thông tin bị chó cắn phải tiêm vaccine dại dẫn đến việc bị trễ, thì nên đi tiêm ngay khi nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh dại, TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương nhấn mạnh.
Ngoài ra, khi bị cắn, tuyệt đối không dùng các chất kích thích đắp vào vết thương như ớt bột, nước ép, nhựa cây, axit hoặc kiềm. Không băng bó, đắp thuốc kín vết thương.
Khách hàng đưa thú cưng đến tiêm ngừa sáu thứ bệnh tại cửa hàng thú y trên đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: THANH ĐẠM
Chiều 28-3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) dẫn thông tin Chi cục Chăn nuôi và thú y TP về tỉ lệ tiêm phòng bệnh dại trên tổng đàn chó mèo và kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó mèo, người nuôi chó mèo trên địa bàn TP.
Theo đó, TP.HCM hiện là thành phố duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh với tỉ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo.
Để duy trì thành quả này, TP.HCM tiếp tục tổ chức tiêm vắc xin dại đại trà cho chó mèo trong tháng 3 và tháng 5 hằng năm.
Theo báo cáo của Cục Thú Y, hiện nay TP.HCM là TP duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố).
Chi cục Chăn nuôi và thú y TP.HCM phối hợp với UBND quận, huyện và TP Thủ Đức đã tổ chức tiêm phòng dại cho đàn chó mèo trên địa bàn, trong đó tập trung tiêm phòng đại trà vào khoảng tháng 3 - 5 hằng năm và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi.
Chi cục Chăn nuôi và thú y TP cho biết thêm, hiện nay cả nước có hơn 4,9 triệu hộ nuôi chó mèo với tổng đàn chó mèo là 7,6 triệu con. Phong trào nuôi chó mèo đang phát triển mạnh, đặc biệt là tại các thành phố lớn như TP.HCM.
Việc nuôi chó mèo nếu không được quản lý có thể dẫn đến nguy cơ lây lan một số dịch bệnh từ động vật sang người, trong đó có bệnh dại.
Trước đó vào năm 2022, TP.HCM đã ban hành quyết định số 1464 về chương trình phòng chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030, trong đó tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó mèo là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất.
Để công tác tiêm phòng vắc xin bệnh dại cho chó mèo trên địa bàn TP đạt hiệu quả, người dân cũng cần phối hợp tốt.
Theo đó, người dân cần phối hợp rà soát thống kê về tình hình tiêm vắc xin của chó mèo 2 lần/năm vào ngày 1-1 và 1-7. Kết quả thống kê này sẽ là cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng kế hoạch triển khai công tác tiêm phòng như chuẩn bị nguồn nhân lực, nguồn vắc xin và các dụng cụ cần thiết khác.
Đồng thời tuân thủ nghiêm quy định tiêm phòng vắc xin dại cho chó mèo nuôi tại hộ gia đình vì đây là bệnh bắt buộc phải tiêm phòng. Nếu người nuôi chó mèo không tuân thủ sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng và buộc phải chấp hành việc tiêm phòng (theo nghị định số 04/2020/NĐ-CP).
Tùy thuộc con vật đó đã được tiêm phòng dại cách đó bao lâu để các bác sĩ có thể ra quyết định tiêm hay không tiêm chủng cho người bị cắn. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế, khi bị con vật (bao gồm cả động vật được tiêm phòng và chưa được tiêm phòng), người bị nạn cần phải được tiêm phòng vaccine phòng dại ngay và vừa tiêm vừa theo dõi con vật đó (nếu có thể). Nếu trong 10 ngày, con vật vẫn sống khỏe mạnh, bình thường thì người bị nạn có thể dừng tiêm chủng các mũi tiếp theo (phác đồ tiêm chủng đầy đủ là 5 mũi trong vòng 1 tháng kể từ mũi tiêm chủng đầu tiên).
Trên thực tế, việc bị con vật đã được tiêm phòng dại hàng năm cắn sẽ yên tâm hơn rất nhiều so với khi nó chưa được tiêm. Đối với các nước phát triển, tỷ lệ tiêm vaccine phòng dại ở động vật rất cao, lớn hơn 70%. Thậm chí, họ còn sử dụng vaccine phòng dại cho động vật hoang dã nên bệnh dại sẽ được kiểm soát tối đa.
Trong khi đó, tại Việt Nam, tỉ lệ tiêm vaccine phòng dại cho chó mèo còn thấp (20-30% tổng đàn) nên khả năng chúng mang mầm bệnh dại cao. Vì vậy, khi bị chó mèo cắn, tốt nhất bạn phải đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn. Việc bạn đã từng được tiêm vaccine phòng dại trước đó hay chưa thì việc xử lý và phác đồ tiêm sẽ khác nhau.
Bên cạnh đó, đối với các gia đình đang nuôi chó mèo, nên đưa con vật đi tiêm phòng dại. Bởi việc tiêm phòng dại cho chó mèo sẽ giảm được phần lớn nguy cơ lây truyền cho người, giảm số lượng chó mèo bị dại sẽ giảm được số người bị tai nạn do động vật cắn và tử vong do dại. 2. Có nên tiêm vaccine phòng dại trước khi bị chó mèo cắn không?
Vaccine phòng dại tế bào thế hệ mới áp dụng tiêm phòng như các loại vaccine dịch vụ khác, tức là người dân hoàn toàn có thể tiêm phòng trước phơi nhiễm (chưa bị chó, mèo cắn). Đặc biệt, một số đối tượng có nguy cơ cao nên chủ động tiêm vaccine phòng dại trước:
Hiện nay UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức đang tổ chức tiêm phòng vắc xin dại cho chó mèo, người dân nuôi chó, mèo. Người dân cần chi trả chi phí tiêm phòng là 23.000 đồng/liều.
Riêng người dân tại 5 huyện ngoại thành gồm Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ, khi tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo chỉ phải trả 12.500 đồng/liều do được Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí theo nghị quyết số 23/2021/NQ-HĐND ngày 9-12-2021 của HĐND TP.
Khi có nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh dại, người dân nên mang chó, mèo đến Trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật (địa chỉ số 126 Trần Quý, phường 6, quận 11) hoặc trạm chăn nuôi và thú y huyện, liên quận, TP Thủ Đức để được tiêm phòng theo đúng quy định.
Ngoài ra, Chi cục Chăn nuôi và thú y TP.HCM phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tiêm phòng đại trà hằng năm.
Theo quy định tại thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31-5-2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉ lệ tiêm phòng dại cho chó, mèo cần đảm bảo đạt ít nhất 70% tổng đàn để có hiệu quả trong phòng chống bệnh dại.
Mũi tiêm phòng vắc xin dại đầu tiên thực hiện vào lúc chó, mèo được 12 tuần tuổi, sau đó hằng năm tiêm phòng nhắc lại.
Trong trường hợp chó hoặc mèo được tiêm phòng trước 12 tuần tuổi, lịch tiêm phòng đầu tiên phải được tiêm chủng bổ sung 1 mũi tiêm vào lúc 12 tuần tuổi hoặc lớn hơn (hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin).
Việc tiêm phòng vắc xin nhắc lại hằng năm nhằm tạo miễn dịch phòng chống bệnh dại tốt hơn cho chó, mèo.
Chỉ trong gần 3 tháng đầu năm, người dân cả nước đã chi khoảng 200 tỉ đồng cho việc tiêm vắc xin và huyết thanh phòng bệnh dại, chưa kể chi phí điều trị vết thương do chó, mèo gây ra.