Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam thành lập ngày 16/11/1951 tại bến Canh Nông, tỉnh Tuyên Quang, tiền thân là Đoàn Văn công nhân dân Trung ương, gồm các bộ phận chuyên môn: ca múa nhạc, kịch, chèo. Năm 1954, Tổ ca múa nhạc tách thành Đoàn ca vũ nhân dân Trung ương. Ngày 4/6/1957, Bác Hồ đổi tên là Đoàn ca múa Trung ương.
Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam thành lập ngày 16/11/1951 tại bến Canh Nông, tỉnh Tuyên Quang, tiền thân là Đoàn Văn công nhân dân Trung ương, gồm các bộ phận chuyên môn: ca múa nhạc, kịch, chèo. Năm 1954, Tổ ca múa nhạc tách thành Đoàn ca vũ nhân dân Trung ương. Ngày 4/6/1957, Bác Hồ đổi tên là Đoàn ca múa Trung ương.
Múa rối nước là một trong những bộ môn nghệ thuật dân gian lâu đời nhất tại Việt Nam, có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thông qua làn điệu âm nhạc cổ truyền, những con rối bằng gỗ chạm khắc tinh xảo diễn trò, diễn kịch trên mặt nước vào dịp lễ, hội làng và ngày Tết. Có hơn vài chục tiết mục múa rối nước cổ truyền và hàng trăm tiết mục múa rối nước hiện đại kể về truyền thuyết, cổ tích và cuộc sống thường ngày của người Việt Nam. Con rối nước vô cùng đa dạng từ chú Tễu đến thầy Đường Tăng, từ con Lân cỡ lớn đến con vịt con cá bé nhỏ. Chú Tễu làng Nguyễn và tiên nữ đã trở thành nhân vật quen thuộc của bộ môn múa rối nước Việt Nam và được nhiều du khách muốn mua làm quà lưu niệm. Tại trung tâm thành phố, khán giả có thể xem múa rối nước tại Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng nằm trong Cung Văn hoá Lao động hoặc Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng, Số 55B, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, Quận 1.
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, Số 02, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1.
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 789/QÐ-BVHTTDL năm 2023 về vơ cấu tổ chức:
Theo đó, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ; sắp xếp, bố trí công chức và người lao động theo cơ cấu chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ; xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Cục Nghệ thuật biểu diễn là gì? Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn có trách nhiệm gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 789/QÐ-BVHTTDL năm 2023 về vị trí và chức năng của Cục Nghệ thuật biểu diễn:
Theo đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn là tổ chức hành chính thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn và văn học trên phạm vi cả nước; quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật.
Cục Nghệ thuật biểu diễn có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Giữa thế kỷ trước, cải lương ở Sài Gòn rất được ưa chuộng. Rạp hát cải lương mọc lên chẳng thua kèm gì các rạp chiếu bóng, trong số đó có rạp Hưng Đạo, nay là Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Những nghệ sĩ cải lương tên tuổi trong các thập niên 60 đến 80, đều ít nhiều đứng hát trên sân khấu của rạp. Nhiều vở tuồng cải lương kinh điển khai thác chủ đề xã hội cận đại hay tuồng Hồ Quảng như Hồn chinh phụ, Yêu trên xóm biển, Lá ngọc cành vàng, Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Mộng hoa vương biểu diển rất hút khách. Hàng tháng, khán giả mộ điệu ở thành phố có thể thưởng thức những đêm diễn cải lương đặc sắc, chất lượng tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang với giá vé hấp dẫn hoặc miễn phí tuỳ theo thời điểm.Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Số 136, đường Trần Hưng Đạo, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1.
30 Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Nghệ thuật biểu diễn được quy định tại Điều 2 Quyết định 789/QÐ-BVHTTDL năm 2023, cụ thể:
(1) Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, việc phân cấp quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
(2) Trình Bộ trưởng chiến lược, đề án, kế hoạch dài hạn, hàng năm về nghệ thuật biểu diễn và văn học.
(3) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, đề án và quy định của pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn theo thẩm quyền quản lý nhà nước sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin hoạt động quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn.
(4) Trình Bộ trưởng kế hoạch tài trợ, đặt hàng sáng tác, dàn dựng các chương trình, tiết mục, vở diễn, sản phẩm ghi âm, ghi hình và các dịch vụ sự nghiệp công khác sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật| biểu diễn.
(5) Thẩm định trình Bộ trưởng chấp thuận đối với những hồ sơ hợp lệ, đầy đủ theo quy định về:
- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương;
- Tổ chức cuộc thi, liên hoan toàn quốc và quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương.
(6) Chấp thuận, dừng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
(7) Tiếp nhận lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại của tổ chức thuộc cơ quan Trung ương theo quy định của pháp luật. Tổ chức kho lưu giữ trong thời hạn 24 tháng và thực hiện thanh lọc hoặc thanh lý sau khi hết thời hạn lưu giữ.
(8) Kiểm tra, đối chiếu, đình chỉ lưu hành, buộc tiêu hủy bản ghi âm, ghi hình được lưu chiểu khi phát hiện vi phạm quy định của pháp luật về nghệ thuật biểu diễn và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(9) Xây dựng kế hoạch giới thiệu, quảng bá, giao lưu, hợp tác liên ngành về nghệ thuật biểu diễn trong nước, quốc tế và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
(10) Đề xuất với Bộ trưởng cử các nghệ sĩ, ban, nhóm, đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở nước ngoài trong các chương trình giao lưu, hội nhập quốc tế hoặc tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật quốc tế.
(11) Thẩm định nội dung, chất lượng chương trình nghệ thuật quy mô quốc gia, quốc tế theo quyết định của Bộ trưởng.
(12) Thẩm định các chương trình, dự án do nước ngoài tài trợ cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn, văn học và tổ chức thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng.
(13) Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quyết định của Bộ trưởng.
(14) Chủ trì, phối hợp với các Hội chuyên ngành, cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức cuộc thi và liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp theo quyết định của Bộ trưởng.
(15) Định hướng các đơn vị nghệ thuật trên toàn quốc nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của các nước trên thế giới và dàn dựng, biểu diễn phục vụ khán giả trong nước và quốc tế.
(16) Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, kế hoạch, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về nghệ thuật biểu diễn.
(17) Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn.
(18) Chủ trì, phối hợp tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
(19) Phối hợp xây dựng cơ chế hoạt động của tổ chức dịch vụ công, phí, lệ phí về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.
(20) Phối hợp, thẩm định hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật; xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.
(21) Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước đối với nội dung hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ về nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền cơ chế, chính sách về hoạt động văn học;
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động văn học;
- Giúp Bộ trưởng quản lý công tác sáng tác, lý luận phê bình, bảo tồn, giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học theo quy định của pháp luật; theo dõi công tác đào tạo, bồi dưỡng viết văn trẻ và tổ chức trại sáng tác văn học, nghệ thuật;
- Phối hợp với Hội chuyên ngành về văn học và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế đặt hàng, các cuộc thi, giải thưởng về văn học;
- Tổ chức các hoạt động truyền thông về văn học, nghệ thuật.
(23) Tham mưu, giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao theo quy định của pháp luật.
(24) Tham mưu hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao theo quy định của pháp luật.
(25) Kiểm tra, phối hợp thanh tra; kiến nghị, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
(26) Đề xuất khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với đơn vị, cá nhân trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật.
(27) Thực hiện các nội dung cải cách hành chính, chuyển đổi số theo chương trình, kế hoạch của Bộ.
(28) Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
(29) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.
(30) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.
À Ố Show tái hiện bức tranh tương phản thú vị giữa nhịp sống yên bình của Làng (“À”) từ khung cảnh thuyền ghe tấp nập, cầu tre lắc lẻo và sự nhộn nhịp của Phố xá (“Ố”) với kỹ thuật xiếc tre kết hợp nhào lộn và nhảy đương đại. Nền nhạc show diễn độc đáo được tấu sống bằng nhiều loại nhạc cụ dân tộc như đàn kìm, đàn tranh, sáo trúc, đàn môi, cùng âm thanh beatbox sôi nổi khuấy động sân khấu.
Làng Tôi tái hiện bức tranh quê Bắc Bộ nên thơ, đậm chất tình và thả hồn theo dòng ký ức dấu yêu một thời. Nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc tái hiện nếp sống thôn dã như xiếc thăng bằng, uốn dẻo, đu bay và tung hứng cùng ánh sáng huyền ảo, kết hợp với dàn âm sắc dân tộc mượt mà từ hơn 20 loại nhạc cụ độc đáo như đàn môi, kèn, nhị, trống chèo.
Sương Sớm, vở múa đương đại tái hiện nhịp sống của người nông làng quê Nam Bộ, từ hình ảnh mờ ảo sớm mai, vượt qua bão giông và reo vui trong mùa gặt hái thông qua nghệ thuật múa ba lê bán cổ điển và múa đương đại. Những vòng nhang khổng lồ, tiếng kinh cầu, áo bà ba, áo dài, áo cà sa, rơm rạ và lúa gạo làm nên sự tinh tế của vở diễn.
Teh Dar tái hiện thế giới sống động, mạnh mẽ của văn hoá Tây Nguyên thuần chất trên sân khấu đương đại. Vở diễn lại những cuộc săn voi, rừng già ẩn sự chết và tái sinh hay đêm trăng hò hẹn với những màn nhào lộn táo bạo, kỹ nghệ xiếc tre điêu luyện cùng âm thanh mê hồn từ các nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên.
Palao mang tinh thần, triết lý Chăm đón nhận những điều mới mẻ với hơi thở hoàn toàn đương đại. Thanh âm của các nhạc cụ lễ tục xưa được hoà điệu âm chất quen thuộc của Ghineng, Paranưng, Saranai, Kanhi, kèn ốc. Tất cả tạo nên một không gian âm nhạc cuốn hút mạnh mẽ, hướng tới tương lai tươi sáng, đầy ắp sắc màu.
Nhà hát Thành phố, Số 07, Công Trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, Quận 1.