Tỉnh Hưng Yên Nằm Ở Đồng Bằng Nào

Tỉnh Hưng Yên Nằm Ở Đồng Bằng Nào

"Thứ nhất Kinh Kỳ/ Thứ nhì Phố Hiến" - Câu ví sánh có tuổi hơn 300 năm này, xác định vị thế và giá trị lịch sử của Phố Hiến là chỉ đứng sau Kinh đô Thăng Long và là một trong số hiếm ít đô thị cổ của nước ta.

"Thứ nhất Kinh Kỳ/ Thứ nhì Phố Hiến" - Câu ví sánh có tuổi hơn 300 năm này, xác định vị thế và giá trị lịch sử của Phố Hiến là chỉ đứng sau Kinh đô Thăng Long và là một trong số hiếm ít đô thị cổ của nước ta.

Đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện?

Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố TP. Hưng Yên, 1 thị xã Mỹ Hào và 8 huyện: Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ.

Trước kia, Hưng Yên từng được hợp nhất với tỉnh nào?

Ngày 26/1/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra quyết định hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hải Dương.

Hải Hưng là tỉnh lớn, nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, chiếm 21,7% tổng diện tích đồng bằng Bắc Bộ với số dân hơn 1,6 triệu. Nằm giáp Hà Nội và Hải Phòng, Hải Hưng khi đó có vị trí trọng yếu về kinh tế, đặc biệt trong nông nghiệp. Năm 1996, Hải Hưng được tách làm hai tỉnh là Hưng Yên và Hải Dương.

Tỉnh Hưng Yên có những đặc sản gì nổi tiếng cả nước?

Đặc sản Hưng Yên có những đặc sản nổi tiếng như: Nhãn lồng Phố Hiến, gà Đông Tảo (Đông Cảo) (Đông Tảo-Khoái Châu), sen Nễ Châu, tương Bần, bún thang Thế Kỷ (thành phố Hưng Yên), Bánh Cuốn Nóng làng Sài Thị (Thuần Hưng, Khoái Châu), ếch om Phượng Tường (Tiên Lữ), bánh dày làng Gàu (Cửu Cao - Văn Giang), chả gà Tiểu Quan; Điểm trung tâm của đồng bằng sông Hồng là ở Hưng Yên.

Hồ Núi Cốc được ví như “vịnh Hạ Long” trên cạn, nơi dây đã và đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong ...

Vào ngày giải phóng Hải Phòng, khắp nội ngoại thành nơi đây sống lại không khí sôi nổi hào hứng của những ngày Cách mạng ...

Đây là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung, phía Nam sông Lam, thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng lại được coi ...

Ngoài với mệnh danh “miền đất võ”, nơi đây còn có nền văn hoá đa dạng phong phú với các loại hình nghệ thuật như bài ...

Tin, bài về tỉnh Hưng Yên được cập nhật trên Báo Quân đội nhân dân Điện tử.

Ngày 9-12, Bộ CHQS tỉnh Hưng Yên phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên tổ chức Chương trình giao lưu “Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944/22-12-2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989/22-12-2024).

Ngày 5-12, Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 3 dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025 của Đảng ủy Quân sự tỉnh Hưng Yên. Đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Hưng Yên chủ trì hội nghị.

Chiều 2-12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV tại Thành phố Hưng Yên (Hưng Yên). Cùng tham dự có đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng; lãnh đạo tỉnh Hưng Yên.

Đại tá Đỗ Hữu Tuấn, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Hưng Yên cho biết, lực lượng Công binh thuộc Bộ CHQS tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức di dời và hủy nổ thành công quả bom loại 250 cân Anh (hơn 113kg) phát hiện tại thôn Dưỡng Phú, xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động.

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 12-11, Bộ CHQS tỉnh Hưng Yên phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho 200 gia đình chính sách, người có công với cách mạng, nạn nhân chất độc da cam và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã Long Hưng, huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên).

Ngày 5-11, Ban CHQS huyện Khoái Châu, Bộ CHQS tỉnh Hưng Yên tổ chức khánh thành, bàn giao Nhà tình nghĩa tặng gia đình bà Giang Thị Cố, trú tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Chiều 11-10, tại Nhà văn hóa thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động (tỉnh Hưng Yên), Ban chỉ đạo điều hành chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ CHQS tỉnh với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nhân đạo tỉnh Hưng Yên tổ chức bàn giao bò sinh sản tặng các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Đại tá Tô Thành Quyết, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Hưng Yên cho biết, đơn vị vừa tổ chức thành công diễn tập chỉ huy - cơ quan 1 bên, 2 cấp gắn với động viên quân nhân dự bị và Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn Bộ binh 126) bắn đạn thật.

Sáng 15-9, Bộ CHQS tỉnh Hưng Yên và Ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố, Trung đoàn 126 đã huy động lực lượng tiếp tục tham gia giúp nhân dân trên địa bàn tổng dọn vệ sinh, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.

Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, mực nước các sông dâng lên cao, có nơi đến mức báo động 3, trong ngày 11-9, Bộ CHQS tỉnh Hưng Yên và Ban CHQS các huyện, thành phố có người dân nằm trong khu vực nguy hiểm đã tổ chức cán bộ, chiến sĩ thường trực, lực lượng dân quân cùng các phương tiện ca nô, xuồng máy, luồn lách vào các ngõ hẻm, tiếp cận các hộ gia đình đưa hơn 12.000 người dân đến nơi an toàn.

Trước thực trạng mực nước sông Hồng tại Trạm thủy văn Hưng Yên hồi 9 giờ ngày 11-9 đo được là 7,02m (trên báo động số 3 là 2cm), Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Hưng Yên đã ra Công điện khẩn số 05/CĐ-BCHPCTT phát lệnh báo động 3 trên tuyến đê tả sông Hồng kể từ 10 giờ ngày 11-9-2024.

Trước tình hình mưa lũ trên đầu nguồn, mực nước trên sông Hồng, sông Luộc, sông Bần và sông Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh dâng cao, nguy cơ xảy ra ngập lụt diện rộng, ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống nhân dân, Bộ CHQS tỉnh Hưng Yên đã nhanh chóng chỉ đạo cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai phương án ứng cứu, huy động lực lượng cơ động về một số địa bàn dân cư giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả, nhất là một số khu vực trọng điểm ngập lụt.

Chiều 10-9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Hưng Yên đã ban hành Công điện khẩn số 02/CĐ-PCTT về việc phát lệnh báo động số I trên tuyến đê tả sông Luộc kể từ 13 giờ ngày 10-9-2024. Trước đó, trong buổi sáng, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã có Công điện khẩn số 01/CĐ-PCTT phát lệnh báo động I trên tuyến đê tả sông Hồng.

Ngày 8-9, đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Chiều 7-9, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều cây xanh trên các tuyến đường thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) bị gãy, đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến an toàn của nhân dân và cản trở giao thông. Trước tình trạng đó, ngay lập tức, Bộ CHQS tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ của cơ quan và đơn vị trên địa bàn nhanh chóng đến hiện trường tham gia dọn dẹp, khắc phục sự cố.

Những di tích đền, chùa ở Phố Hiến

Phố Hiến có những di tích đền, chùa nào?

Phố Hiến xưa đã cổ nay lại càng nổi tiếng hơn khi có 3 di tích tiêu biểu:

Chùa Hiến (thời Trần): Tại chùa có cây nhãn tổ, truyền rằng ngày xưa quả của cây nhãn này được hái để dâng Đức Phật, cúng Thần hoàng và để quan lại mang tiến vua chúa, nó cũng được xem như là biểu tượng của đất Hưng Yên.

Toàn cảnh chùa Chuông Chùa Chuông: Nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Di vật đặc biệt của chùa phải kể đến tấm bia đá cao 165cm, rộng 110cm dựng vào năm Tân Mão, được trang trí hình rồng chầu mặt trời.

Đền Mẫu: Được coi là một danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Phố Hiến, trước đền là hồ Bán Nguyệt cây xanh râm mát, một bên là phố Nguyệt Hồ, một bên là đê Đại Hà không gian thoáng đãng, nó nổi tiếng bởi có cây sanh, si, đa cổ thụ có tuổi thọ ngót 800 năm ở phía trước cửa đền, nơi đây hàng năm thu hút hàng vạn khách tới thăm.