Bên cạnh các mẫu mã xe máy lắp ráp trong nước, những năm gần đây thị trường xe máy Việt Nam chứng kiến làn sóng đổ bộ ồ ạt của hàng loạt mẫu xe máy nhập khẩu. Trong đó, chiếm phần lớn là các mẫu mã xe máy phổ thông từ 110 - 350 phân khối nhập nguyên chiếc từ Thái Lan, Indonesia...
Bên cạnh các mẫu mã xe máy lắp ráp trong nước, những năm gần đây thị trường xe máy Việt Nam chứng kiến làn sóng đổ bộ ồ ạt của hàng loạt mẫu xe máy nhập khẩu. Trong đó, chiếm phần lớn là các mẫu mã xe máy phổ thông từ 110 - 350 phân khối nhập nguyên chiếc từ Thái Lan, Indonesia...
Tính trung bình mỗi tháng, nhiều mẫu xe máy thuộc các thương hiệu như Honda, Yamaha... xuất xứ Thái Lan, Indonesia... với số lượng lên đến hàng ngàn chiếc ồ ạt vào thị trường Việt Nam. Vì vậy, từ phân khúc xe máy số phổ thông, xe tay ga phổ thông hay xe tay ga tầm trung cho đến xe côn tay, xe phân khối lớn... đều có sự góp mặt của các dòng xe máy nhập khẩu xuất xứ Thái Lan, Indonesia...
Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi những năm gần đây Thái Lan, Indonesia được xem là công xưởng sản xuất xe máy lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Mẫu mã xe máy tại hai thị trường này cũng khá phong phú, đa dạng.
Mẫu mã xe máy nhập từ Thái Lan, Indonesia... khá phong phú, đa dạng
Bên cạnh đó, khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giai đoạn 2018 - 2022 được áp dụng, nhiều đại lý kinh doanh xe máy nhập khẩu tận dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% để nhập xe máy từ Thái Lan, Indonesia về phân phối tại Việt Nam. Bởi thực tế, xét về quy mô, với trung bình mức tiêu thụ xe máy khoảng 3 triệu xe mỗi năm, Việt Nam đang được xem là thị trường xe máy lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia).
Thị hiếu, nhu cầu của người Việt Nam khi lựa chọn mua xe máy cũng khá đa dạng. Vì vậy, ngoài các mẫu mã xe máy lắp ráp trong nước, sự xuất hiện của xe máy nhập khẩu cũng được người tiêu dùng đón nhận. Đây cũng chính là phân khúc thị phần béo bở, đầy tiềm năng để các đại lý không chính hãng chuyên kinh doanh xe máy nhập khẩu khai thác.
Xe máy nhập khẩu là phân khúc đầy tiềm năng để đại lý không chính hãng khai thác
: Tiếng Frisian là ngôn ngữ hệ Tây German, có khoảng 453.000 người nói ngôn ngữ này. Hầu hết những người nói tiếng Frisian sống ở tỉnh Friesland của Hà Lan. Đây cũng được xem là ngôn ngữ đồng chính thức của tỉnh Friesland.
: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của đảo BES thuộc Hà Lan. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi để giảng dạy ở trường học. Tại thủ phủ Amsterdam, tiếng Anh cũng được xem như ngôn ngữ chính thức tuy nhiên nó vẫn xếp sau tiếng Hà Lan. Tại Amsterdam, tiếng Anh được sử dụng làm phương tiện giao tiếp nhưng trên ấn bản báo chí và hành chính bắt buộc phải sử dụng tiếng Hà Lan.
: Papiamento là một ngôn ngữ khác của Hà Lan. Ngôn ngữ này biến thể từ tiếng Bồ Đào Nha và ngôn ngữ Phi châu. Tiếng này cũng được sử dụng rộng rãi ở các đảo khu vực Caribe.
Ngoài ra các ngôn ngữ sau đây được xem là
: Tiếng này biến thể từ tiếng địa phương khu vực Hạ Saxion được sử dụng ở một số nơi thuộc Đông Bắc Hà Lan. Ngôn ngữ này hiện còn khoảng 1,798 triệu người sử dụng.
: Tiếng Limburgish có khoảng 825.000 người sử dụng ở tỉnh Limburg. Ngôn ngữ này có nhiều biến thể.
: Dân di cư đến Hà Lan nói ngôn ngữ của họ bao gồm các tiếng Arab, Thổ Nhỉ Kỳ, Berber (Bắc Phi).
được sử dụng tại Hà Lan: Hà Lan thuộc khu vực Kinh tế châu Âu Eurozone nên các hoạt động thương mại, văn hóa diễn ra ở đây rất mạnh mẽ. Vì thế nên tiếng Anh được sử dụng rộng rãi từ 90 đến 93% người nói tiếng Anh. Tiếng Đức có khoảng 71% số người sử dụng, theo sau là tiếng Pháp (29%) và tiếng Tây Ban Nha (5%).
Kết luận, người Hà Lan nói tiếng Hà Lan nhưng tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi ở quốc gia này. Đến Hà Lan học tập sinh viên quốc tế thoải mái sử dụng tiếng Anh trong nhà trường cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Trên bảng xếp hạng kỹ năng thành thạo tiếng Anh của
, Hà Lan chễm chệ vị trí thứ 2 theo sau Thụy Điển. Vì thế bạn không cần phải băn khoăn về khả năng tiếng Anh của người Hà Lan mà chỉ cần làm sao để khả năng ngôn ngữ của mình đủ để hoà nhập cuộc sống khi đặt chân đến
cũng như trước mắt đáp ứng yêu cầu đầu vào của nhà trường (IELTS từ 6.0 trở lên, không có kỹ năng nào dưới 6).
Phần lớn các mẫu mã xe máy nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia đều đáp ứng các điều kiện theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) để hưởng thuế nhập khẩu 0%. Tuy nhiên, khi gia nhập thị trường, xe máy nhập từ hai thị trường này còn gánh các loại thuế phí như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, chi phí vận chuyển, lưu kho bãi… Vì vậy, cùng một phân khúc nhưng mặt bằng giá bán xe máy nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia luôn cao hơn các mẫu xe lắp ráp tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, thực tế cho cho thấy dù cùng hưởng thuế nhập khẩu 0% nhưng mặt bằng giá bán xe nhập khẩu từ Indonesia thường thấp hơn xe cùng loại nhập khẩu từ Thái Lan. Đơn cử như một chiếc Honda Scoopy 110 nhập từ Indonesia có giá từ 53 - 57 triệu đồng, nhưng Honda Scoopy 110 “Made in Thailand” lại có giá lên tới 75 - 76 triệu đồng. Honda Vario 125 xuất xứ Indonesia bán ra thị trường Việt Nam với giá 48 - 49,5 triệu đồng, cũng thiết kế đó Honda Click 125 (tên gọi khác của Honda Vario 125 tại Thái Lan) về Việt Nam có giá bán lên đến 73,9 - 74,5 triệu đồng.
Honda Scoopy 110 nhập từ Indonesia có giá từ 53 - 57 triệu đồng, nhưng Honda Scoopy 110 “Made in Thailand” lại có giá lên tới 75 - 76 triệu đồng
Giá bán xe máy xuất xứ Indonesia về Việt Nam cạnh tranh hơn xe sản xuất từ Thái Lan, tuy nhiên thực tế khách Việt "sành" xe và có điều kiện tài chính thường chọn mua xe máy “Made in Thailand” thay vì xuất xứ Indonesia.
Điều này, theo các đại lý kinh doanh xe máy nhập khẩu do chất lượng xe máy sản xuất từ Thái Lan được đánh giá cao hơn xe lắp ráp tại Indonesia. Dù cùng một mẫu mã, nhưng xe máy “Made in Thailand” thường có độ hoàn thiện tốt hơn và đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn xe sản xuất tại Indonesia. Vì vậy, nhiều mẫu mã xe máy “Made in Thailand”, đặc biệt là xe tay ga cao cấp như Honda Forza, ADV350... có thể đáp ứng tiêu chuẩn như khí thải, an toàn... để xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, trong khi xe máy xuất xứ Indonesia chỉ có thể xuất khẩu sang các thị trường có tiêu chuẩn thấp hơn như châu Phi, Ấn Độ hay một số quốc gia trong khu vực Tây Á...
Tâm lý chuộng xe Thái của nhiều người Việt cũng góp phần giúp xe máy xuất xứ từ Thái Lan được ưa chuộng hơn xe Indonesia
Đặc biệt, với thị trường Việt Nam, tâm lý chuộng xe Thái của người Việt cũng góp phần giúp xe máy xuất xứ Thái Lan được ưa chuộng hơn xe Indonesia dùng cùng một mẫu mã, kiểu dáng và đều mang danh xe nhập. Điều này không chỉ hiện tại mà đã hình thành từ 10 - 20 năm về trước. Ở thời điểm đó, Honda Dream “Thái” hay Air Blade “Thái” được nhiều người Việt, đặc biệt những người sành xe đánh giá giá cao về độ hoàn thiện và bền bỉ.
Một thợ sửa chữa xe máy lâu năm tại quận 5, TP.HCM chia sẻ, cùng một loại máy nhưng mỗi một chi tiết cấu thành động cơ của Honda Dream “Thái”, Wave “Thái” hay Air Blade “Thái” có độ hoàn thiện, chính xác cao hơn Wave Alpha tại Việt Nam, Wave Trung Quốc hay thậm chí là Honda Vario nhập Indonesia hay Air Blade lắp ráp tại Việt Nam.
Honda Wave 110i xuất xứ Thái Lan về Việt Nam có giá lên tới 72 - 80 triệu đồng
Chính vì vậy, dù hiện nay nhiều mẫu mã xe máy thuộc phân khúc xe máy phổ thông nhập từ Thái Lan như Honda Wave 110, Wave 125 hay Scoopy, Click... có giá gần cả trăm triệu đồng nhưng nhiều người vẫn không ngần ngại chọn mua.
Mitsubishi Xpander là xe nhập khẩu nguyên chiếc bán chạy nhất Việt Nam năm 2022 - Ảnh: MMV
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam năm 2022 chủ yếu là xe du lịch, với 144.912 xe các loại, tăng 32,1% so với 2021. Indonesia và Thái Lan chia nhau vị trí đầu bảng số lượng với hơn 72.000 xe từ mỗi quốc gia. Ngoài ra, các dòng xe từ Trung Quốc cũng chiếm một lượng lớn.
Trên thị trường, nhiều dòng xuất xứ Indonesia có doanh số ấn tượng như Mitsubishi Xpander, Toyota Veloz Cross, Hyundai Creta hay Suzuki XL7… Riêng mẫu Xpander có cả xe nhập khẩu và lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, người dùng dành nhiều thiện cảm hơn cho phiên bản nhập khẩu nguyên chiếc, với hơn 21.000 chiếc bán năm 2022.
Thống kê lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam năm 2022 - Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nhờ việc được ưu đãi về thuế nhập khẩu theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) từ năm 2018, các dòng xe nhập khẩu từ hai quốc gia Đông Nam Á trở nên phổ biến tại thị trường Việt Nam trong những năm qua. Đồng thời, số lượng và chủng loại xe cũng trở nên đa dạng hơn.
Năm 2022, Chính phủ ban hành nghị định 126 quy định biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt hàng hóa nhập khẩu từ năm 2022 đến năm 2027 theo Hiệp định ATIGA. Theo đó, ô tô có xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN sẽ được tiếp tục áp dụng thuế nhập khẩu mức 0% đến hết năm 2027. Cụ thể, ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu từ 11 nước thành viên nội khối ASEAN đạt tỉ lệ nội địa hóa trên 40% sẽ được miễn thuế nhập khẩu thêm năm năm nữa.
Hyundai Creta là một trong những mẫu xe nhập khẩu có doanh số tốt năm 2022 - Ảnh: NAM PHONG
Để được miễn thuế nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, ngoài việc đáp ứng tỉ lệ nội địa hóa, ô tô phải đáp ứng được các quy định về xuất xứ hàng hóa, có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu D hoặc có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Dù ghi nhận số lượng xe nhập khẩu cao trong khoảng năm năm gần đây, thị trường ô tô năm 2022 không ít lần ghi nhận hiện tượng xe chênh giá, với lý do nguồn cung hạn chế. Trên thực tế, kể từ 2018, lượng ô tô nhập khẩu năm qua chỉ kém năm 2021.
Cùng sự tăng trưởng của ô tô nhập khẩu, thị trường ô tô Việt Nam ghi nhận doanh số kỷ lục với 509.141 chiếc bán ra năm 2022.
Người Hà Lan nói tiếng Hà Lan nhưng tiếng Anh của họ cũng rất tốt - xếp thứ 2 thế giới về mức độ sử dụng thành thạo Anh ngữ.
Người Hà Lan nói tiếng gì? Bạn có biết ngôn ngữ chính thức của Hà Lan là tiếng gì không? Đó là tiếng Hà Lan đấy! Trên toàn thế giới có khoảng 23 triệu người nói tiếng mẹ đẻ Hà Lan. Ngoài ra còn có thêm khoảng 5 triệu người nữa nói tiếng Hà Lan như ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Hà Lan thuộc nhóm ngôn ngữ German, đây là ngôn ngữ phổ biến thứ ba trong nhóm.
Tiếng Hà Lan là ngôn ngữ chính thức của đất nước Hà Lan, khoảng 90% dân số (17 triệu, 2017). Tiếng Hà Lan cũng là bản ngữ của một số vùng ở Bỉ, Cộng hòa Suriname (Nam Mỹ), các nước vùng Caribe như Aruba, Curacao và Sint Maarten. Tiếng Hà Lan được xem là ngôn ngữ hòa trộn giữa tiếng Đức và tiếng Anh, vì thế nên cách thể hiện tiếng Hà Lan rất giống với hai thứ tiếng này.