Học Khối Gì Để Làm Ngân Hàng

Học Khối Gì Để Làm Ngân Hàng

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Ngành tài chính ngân hàng là ngành gì?

Tài chính ngân hàng là ngành học liên quan đến tất cả hoạt động, dịch vụ giao dịch trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ. Nói một cách dễ hiểu hơn, đây là một hoạt động kinh doanh riêng biệt, thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính của ngân hàng để thực hiện các giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ.

Học tài chính ngân hàng có dễ xin việc không?

Ngành tài chính ngân hàng luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng ngành ngân hàng luôn ở mức cao và thị trường chứng khoán cũng ngày một sôi động. Do đó, cơ hội việc làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng luôn rộng mở. Bạn sẽ có đa dạng sự lựa chọn ở những vị trí khác nhau.

Chỉ cần thường xuyên trau dồi kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm và biết nắm bắt cơ hội, bạn sẽ không khó để kiếm việc làm ổn định và thu nhập cao sau khi ra trường.

Hy vọng những chia sẻ trên trên sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích, không còn băn khoăn học ngành tài chính ngân hàng ra làm gì nữa.

Thí sinh đăng ký xét tuyển Đại học Chính quy tại Link Đăng ký xét tuyển Đại học Chính quy

Thí sinh đăng ký thông tin xét tuyển trực tuyến, in phiếu đăng ký xét tuyển tại đường dẫn http://xettuyen.hoasen.edu.vn

Tham khảo thêm thông tin về Ngành Tài chính ngân hàng của Đại học Hoa Sen tại đây.

TƯ VẤN TUYỂN SINH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SENĐịa chỉ: 8 Nguyễn Văn Tráng, P.Bến Thành, Quận 1, TP.HCMLiên hệ: 028 7300 7272 | 028 7309 1991 Ext: 1Hotline: 0908.275.276 | 0797.275.276 | 0888.275.276Email: [email protected]

Theo thông tin trên web Đại học Tài chính - Kế toán, với số doanh nghiệp không ngừng tăng lên (cả nước có 124.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tính đến tháng 11/2020) và hàng loạt các định chế tài chính khác như công ty chứng khoán, công ty tài chính ngày càng mở rộng hoạt động, đã cho thấy ngành nghề này đang cần lượng lớn nguồn nhân lực.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia dự báo trong 5 năm tới, nhu cầu nhân lực cấp cao cho ngành tài chính - ngân hàng tăng khoảng 20% mỗi năm. Tài chính -  ngân hàng sẽ là ngành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Cho nên, khi lựa chọn theo học ngành tài chính - ngân hàng, sinh viên ra trường sẽ không phải lo sợ rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Ngành tài chính - ngân hàng mang lại cơ hội việc làm lớn. (Ảnh minh họa)

Học tài chính - ngân hàng ra trường làm gì?

Tài chính - ngân hàng là ngành học liên quan đến tất cả hoạt động, dịch vụ giao dịch trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và được chia thành nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau như: Ngân hàng, Tài chính bảo hiểm, Tài chính thuế, Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính….

Sau khi ra trường, sinh viên ngành tài chính - ngân hàng có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau từ chuyên viên phụ trách tài chính, kinh doanh tiền tệ, phân tích tài chính doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, công ty tài chính đa quốc gia, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm cho đến chuyên viên chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng, công ty.

ThS. Vũ Việt Dũng - Cố vấn cấp cao khoa Tài chính - ngân hàng, Đại học Đại Nam cho biết: “Trong cơ chế thị trường hiện nay và tương lai dù có tăng trưởng nhanh hay chậm thì đây vẫn là ngành nghề cần thiết bởi lĩnh vực này liên quan đến dịch vụ luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế và đóng vai trò định hướng chiến lược chính sách tiền tệ. Từ đó có thể thấy, hầu hết ở các đơn vị, tổ chức tài chính, doanh nghiệp… đều có các vị trí về Tài chính ngân hàng”.

Một số trường đại học đào ngành tài chính - ngân hàng tốt nhất hiện nay

Trường Đại học Ngoại thương đào tạo ba chuyên ngành chính thuộc ngành tài chính - ngân hàng: Tài chính quốc tế, Ngân hàng, Phân tích và đầu tư tài chính.

Năm 2023, mức điểm chuẩn ngành tài chính - ngân hàng của trường Đại học Ngoại thương lấy 27,45 đối với cơ sở phía Bắc và 27,8 đối với cơ sở phía Nam.

Học viện Tài chính đào tạo 10 chuyên ngành liên quan đến ngành tài chính - ngân hàng: Quản  lý Tài chính công, Thuế, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính Bảo hiểm, Ngân hàng, Hải quan, Định giá Tài sản, Phân tích chính sách tài chính, Đầu tư tài chính.

Năm nay, Học viện Ngân hàng lấy ngưỡng điểm chuẩn xét tuyển đối với ngành Tài chính - Ngân hàng 1 là 25,94 điểm, Tài chính - Ngân hàng 2 là 26,04 điểm, Tài chính - Ngân hàng 3 là 25,8 điểm.

Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) năm 2023 tuyển sinh theo 4 phương thức (điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, xét học bạ THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia và xét tuyển thẳng).

Trong đó, trường Đại học Kinh tế lấy mức điểm chuẩn 24 điểm theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và 26,75 điểm theo phương thức xét học bạ THPT.

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM được đánh giá là một trong 1.000 trường đại học chuyên ngành kinh tế đứng đầu thế giới và xếp trong nhóm đại học trọng điểm quốc gia. Năm 2023, chuyên ngành tài chính - ngân hàng của ngôi trường này có mức điểm chuẩn là 25,7 điểm đối với chuyên ngành tài chính và 25,3 đối với chuyên ngành ngân hàng.

Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM năm nay lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển đối với ngành tài chính - ngân hàng chất lượng cao là 23,1 điểm và 25,5 điểm đối với chương trình đại trà. Mức học phí Chương trình đại học chính quy năm học 2023 - 2024 dự kiến khoảng 7.050.000đ/học kỳ và chất lượng cao 17.922.500đ/học kỳ.

Ngoài ra, bạn có thể theo đuổi ngành tài chính - ngân hàng tại một số trường đại học khác như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Thương Mại, Ngân hàng TP.HCM, Kinh tế - Luật TP.HCM, Hoa Sen.

DN không muốn vay vì không hiệu quả

Trao đổi với PV bên lề họp báo Diễn đàn Kinh tế TP.HCM chiều 11/5, ông Nguyễn Ngọc Hoà, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (Huba) cho biết, tình hình kinh tế đang thay đổi quá nhanh.

Doanh nghiệp không xuất hàng được, cầu cả trong và ngoài nước đều bị thu hẹp. Tâm trạng chung của doanh nghiệp là cầm cự, giữ đơn hàng. Một số doanh nghiệp còn phải bán bớt tài sản để trả nợ khi đáo hạn, nếu không muốn xếp vào nhóm nợ xấu, bị mất uy tín trong vấn đề thanh toán.

Theo ông, cuối năm ngoái, đầu năm nay, doanh nghiệp còn liên tục kêu khó tiếp cận vốn vay, giờ thì ngược lại, tiếp cận vốn không khó nhưng doanh nghiệp không biết nên làm gì cho hiệu quả. Họ chưa có nhu cầu vay tiền. Ở chiều ngược lại, ngân hàng cũng rất cần bơm vốn ra nền kinh tế, nếu ôm tiền nhiều sẽ mắc kẹt. Ngân hàng buộc phải hạ lãi suất xuống nữa.

“Khoảng 50% doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM đang gặp khó khăn. Họ thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng. Doanh nghiệp giảm lao động, giảm giờ làm”, ông Hòa thông tin thêm.

Tại “Hội nghị ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ” diễn ra chiều 11/5, đại diện NHNN cho biết, cơ quan này đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, song tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm thấp.

Nguyên nhân chủ yếu do cầu tín dụng của nền kinh tế giảm; một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn/hoặc còn vướng mắc về thủ tục pháp lý như nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhóm doanh nghiệp bất động sản.

Ngoài ra, sau thời gian dài nền kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro của khách hàng bị đánh giá cao hơn, hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả. Điều này khiến các ngân hàng rất khó đưa ra quyết định cho vay, do không thể hạ chuẩn tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống.

Giảm thêm thuế, các chu kỳ chính sách phải kéo dài

Để gỡ khó cho doanh nghiệp, NHNN kiến nghị, chính sách tài khóa cần mở rộng để hỗ trợ cải thiện thanh khoản cho nền kinh tế theo hướng: đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; để thực hiện mục tiêu giảm lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ, cần điều tiết giảm lượng tồn ngân quỹ nhà nước, tăng lượng tiền đưa ra lưu thông trong nền kinh tế.

Về chính sách thương mại, cần có các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, gia tăng các đơn hàng, từ đó tạo công ăn việc làm và gia tăng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế đối với hệ thống ngân hàng.

Cùng với đó, xử lý các vấn đề tồn tại của thị trường BĐS, trái phiếu doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh cả 2 phía cung - cầu tín dụng.

Còn Chủ tịch Huba cho hay, cần xem xét các sắc thuế có thể miễn, giảm giai đoạn này, đơn cử như giảm thuế trước bạ. Kinh tế khó khăn nhưng vẫn có những nhóm khách hàng có đủ điều kiện mua nhà, mua xe, cần kích cầu họ.

Chính sách giảm thuế VAT là rất tốt, tác động cụ thể, kích cầu nội địa. Ví dụ, một sản phẩm có giá 10 đồng, khi được giảm thuế thì giá bán ra chỉ còn 7-8 đồng, sản phẩm đó được tiêu thụ thì Nhà nước sẽ thu được thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, giảm thu thuế VAT còn hơn doanh nghiệp không bán được hàng, đóng cửa, Nhà nước mất nguồn thu thuế doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ông Hòa cho rằng, chu kỳ chính sách nên kéo dài hơn để tăng độ lan tỏa. Chính sách ban hành có độ trễ, cần thời gian để chính sách thẩm thấu vào giá thành sản phẩm, giá bán hàng hóa. Nếu được, chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% nên kéo dài qua Tết Nguyên đán 2024, thời điểm đó, cầu tiêu dùng nội địa tăng.

Ngoài ra, khi đầu tư tư nhân bị đang thu hẹp, đầu tư công cần đẩy mạnh hơn, như đầu tư hạ tầng đường sá, giáo dục, y tế... thì các ngành sắt, thép, xi măng… sẽ ăn theo, tạo việc làm cho người lao động.

Cùng với đó, 60% thị trường xuất khẩu của Việt Nam là sang Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Doanh nghiệp cần được hỗ trợ tìm kiếm thị trường mới như các quốc gia Nam Mỹ, Trung Đông...

Để cụ thể hóa thông tin về các thị trường, lĩnh vực tiềm năng cho doanh nghiệp định hướng, TP.HCM sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế thành phố lần thứ 4 năm 2023 (HEF 2023) với chủ đề “Tăng trưởng xanh -hành trình hướng tới giảm phát thải bằng không” từ ngày 13-17/9.

Sự kiện được kỳ vọng giúp TP.HCM tiếp nhận được ý kiến đóng góp thẳng thắn từ giới chuyên gia trong nước và quốc tế về phát triển kinh tế - xã hội địa phương, ông Hòa chia sẻ.

Thống kê từ Viet Analytics (đơn vị thực hiện dự án khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ngành, quận/huyện tại TP.HCM) cho thấy, tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2022 là rất khó khăn. Số doanh nghiệp có doanh thu giảm, sản xuất ít đi chiếm hơn 50%; lợi nhuận các công ty cũng giảm 55%.

Tuy nhiên, về quy mô kinh doanh năm 2023, các doanh nghiệp vẫn có cái nhìn tích cực, gần 50% dự kiến tăng quy mô hoạt động, gần 30% doanh nghiệp vẫn duy trì quy mô như hiện tại.