Giám Đốc Trung Tâm Đổi Mới Sáng Tạo Quốc Gia

Giám Đốc Trung Tâm Đổi Mới Sáng Tạo Quốc Gia

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hợp tác với Đại học Đà Nẵng về hoạt động nghiên cứu, đào tạo và ươm tạo về công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hợp tác với Đại học Đà Nẵng về hoạt động nghiên cứu, đào tạo và ươm tạo về công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung tâm sẽ là nơi đặt các phòng thí nghiệm tiên tiến trị giá hàng ngàn tỉ đồng

Chiều 9-12, Đại học Quốc gia TP.HCM đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến và Đổi mới sáng tạo tại khu đất NC2.2, khu Viện Nghiên cứu 2, phường Đông Hòa, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Công trình này được xây dựng trên khu đất có diện tích 4,65ha, sở hữu vị trí đắc địa với hai mặt nhìn ra hồ, công trình gồm 6 tầng nổi và 1 tầng hầm, tổng diện tích sàn lên đến 42.000m².

Tổng kinh phí xây dựng công trình là 700 tỉ đồng từ nguồn vay vốn của Ngân hàng Thế giới.

Trung tâm sẽ là nơi đặt các phòng thí nghiệm tiên tiến như: Phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia, quy mô đầu tư khoảng 2.000 tỉ đồng;

Hệ thống phòng thí nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống, quy mô đầu tư khoảng 320 tỉ đồng; Trung tâm Dữ liệu Đại học Quốc gia TP.HCM, quy mô đầu tư khoảng 100 tỉ đồng.

Ngoài ra, hệ thống các xưởng sản xuất thử nghiệm, các trung tâm R&D hợp tác với doanh nghiệp của Đại học Quốc gia TP.HCM cũng được đặt tại Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến và Đổi mới sáng tạo.

Tại trung tâm này còn có các khu dịch vụ hỗ trợ dùng chung như: hội trường, phòng làm việc, phòng họp cùng các tiện ích khác, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và làm việc cho các nhà khoa học.

Nguồn lực con người là hết sức quan trọng

Tại Diễn đàn, các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận, khuyến nghị về giải pháp và định hướng cho việc thành lập và phát triển hệ thống các tổ chức, các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên toàn quốc, đặc biệt là về hành lang pháp lý, chính sách, chương trình hỗ trợ phù hợp, cơ chế phối hợp, vai trò, địa vị pháp lý của các trung tâm ở Trung ương và địa phương.

Theo nhiều ý kiến, phương thức phối hợp khai thác cơ sở hạ tầng, vật chất, các chương trình, nguồn lực hỗ trợ ... là các yếu tố rất quan trọng trong phát triển các mô hình đặc thù như trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KHCN (Bộ KH&CN) cho rằng, mô hình trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo rất đa dạng, hiện đang nhiều bên làm, với nhiều cách thức khác nhau, từ Trung ương đến địa phương, từ các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, các tập đoàn đến các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức quốc tế.

Việc phối hợp, liên kết các nguồn lực với nhau là vấn đề cần đặt ra, đặc biệt là hợp tác công-tư, hợp tác 3 bên: Nhà trường-nhà quản lý-nhà doanh nghiệp, hợp tác trong nước và nước ngoài.

Theo ông Phạm Hồng Quất, để phát triển các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam thì cần thiết nhất là nguồn lực mềm, bên cạnh cơ sở hạ tầng. Trong các nguồn lực mềm, thì nguồn lực con người là hết sức quan trọng: Con người để vận hành, quản lý các chương trình trong trung tâm, chuyên gia từ doanh nghiệp để tư vấn, cố vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp, và các hạt giống nhà sáng lập từ khu vực trường đại học, viện nghiên cứu. Do đó, phải có những chương trình để khai thác, gắn kết các nguồn lực này.

Sau khi lắng nghe các ý kiến tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh đã gửi thông điệp của Bộ KH&CN về sự quyết tâm cao độ trong việc chủ động phối hợp cùng các bộ, ban, ngành, địa phương ban hành các chính sách hỗ trợ, đồng bộ hoá hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trung ương và địa phương.

Còn đối với các địa phương, Thứ trưởng Hoàng Minh cho rằng, địa phương cần là chủ thể của công tác tổ chức triển khai, thành lập, vận hành các trung tâm địa phương, với các hoạt động trọng tâm như: Là đầu mối cung cấp, hướng dẫn, hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổ chức các sự kiện phục vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quy mô vùng, địa phương; đặt hàng các bài toán, thách thức của chính quyền địa phương cho cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; truyền thông, tôn vinh, khen thưởng các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia tại địa phương...

"Với mô hình như vậy, tôi tin tưởng chúng ta sẽ khai thác được sức mạnh tổng thể của Trung ương và địa phương, khu vực công và khu vực tư, mang lại các nguồn lực thực tiễn cho hệ sinh thái, đồng thời, tránh chồng chéo, lãnh phí nguồn lực", Thứ trưởng Hoàng Minh nói.

Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Phối cảnh Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến và Đổi mới sáng tạo

PGS.TS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - cho biết: "Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến và Đổi mới sáng tạo không chỉ là một công trình khoa học đơn thuần, mà là nơi kết nối giữa nghiên cứu, doanh nghiệp và cộng đồng, thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội.

Đại học Quốc gia TP.HCM kỳ vọng phát triển Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Đại học Quốc gia TP.HCM là một cơ sở của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia thuộc vùng Đông Nam Bộ".

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tâm - phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, đây là công trình có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự khởi động cho việc xây dựng các công trình tiếp theo trong khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM.

Dự kiến Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ khởi công xây dựng các khối nhà YB1, YB2, YB3 thuộc Trường đại học Khoa học sức khỏe (Đại học Quốc gia TP.HCM) vào đầu năm 2025, với tổng mức đầu tư khoảng 500 tỉ đồng.

TRUNG TÂM HỘI NGHỊ VÀ TRIỂN LÃM TỈNH BÌNH DƯƠNG B11, đường Hùng Vương, Phường Hòa Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam

Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh phát biểu tại Diễn đàn - Ảnh: VGP/HG

Ngày 24/11, trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest Việt Nam) năm 2023, đã diễn ra Diễn đàn chính sách quốc gia với chủ đề: "Xây dựng chính sách phát triển hệ thống trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam".

Cần hành lang pháp lý tối ưu hóa nguồn lực

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh nhấn mạnh, trong việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, mục tiêu cuối cùng là tạo ra môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị vượt trội cho kinh tế-xã hội.

Nhiệm vụ này đã được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KH&CN đầu mối thực hiện. Bộ KH&CN cũng đã có công văn hướng dẫn hình thành và phát triển trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các địa phương, bộ, ngành, tổ chức có tiềm năng phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó nhấn mạnh, việc hình thành trung tâm phải căn cứ vào nguồn lực nội tại và nhu cầu thực tiễn của địa phương, định hướng trung tâm trở thành hạt nhân của hệ sinh thái địa phương, đầu mối kết nối, khai thác các nguồn lực, liên kết vùng và quốc gia và quốc tế.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh, hiện nay, trên cả nước đã hình thành nhiều đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cả từ khu vực tư nhân, khu vực công và cả các tổ chức quốc tế, dưới nhiều mô hình rất phong phú.

Điển hình như gần 20 địa phương đã và đang hình thành các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, gần 100 cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh đã và đang hoạt động, nhiều trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của quốc tế đã mở chi nhánh hoặc phối hợp mở các không gian đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Với vai trò cơ quan quản lý nhà nước, được giao trách nhiệm chủ trì triển khai KH&CN, đổi mới sáng tạo, Bộ KH&CN nhận thấy cần thiết phải có hành lang pháp lý, chính sách và các chủ thể hỗ trợ mạnh, cụ thể là các Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm hạt nhân để huy động, khai thác, liên kết và tối ưu hóa các nguồn lực trong hệ sinh thái tại địa phương, tại Trung ương, từ khu vực tư nhân và cả từ nước ngoài.

Bên cạnh đó, nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động của các trung tâm, cơ chế, chính sách tài chính cho việc vận hành, phát triển các trung tâm, cơ chế tài chính cho việc cung cấp các dịch vụ công, các chương trình, hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực, ươm tạo, thúc đẩy kinh doanh, phát triển thị trường, tiếp cận thị trường nước ngoài,... là những hoạt động cần phải được tiếp tục đẩy mạnh.

Điều này cũng cần nhiều cơ chế, chính sách đột phá, đặc biệt trong việc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho giai đoạn đầu của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các cơ chế nhằm phát triển thị trường, thu hút nguồn lực đầu tư quốc tế một cách thuận lợi hơn.

Ông Hoàng Minh cho biết, Bộ KH&CN đã được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng một Đề án phát triển hệ thống các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2035, trình Chính phủ ngay trong tháng 1/2024.

Bộ KH&CN kỳ vọng sẽ trình Chính phủ ban hành một Nghị định quy định những cơ chế, chính sách, tiêu chí, chức năng, nhiệm vụ cũng như ưu đãi, khuyến khích dành cho các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

"Với hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng, minh bạch, với nguồn lực hỗ trợ từ chương trình, đề án quốc gia, chúng tôi mong muốn mang lại sức mạnh tổng thể hệ thống các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên toàn quốc để phát triển hệ sinh thái ngày càng lớn mạnh hơn", ông Hoàng Minh nói.

Lễ ký kết hợp tác thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giữa Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KHCN đại diện Cơ quan thúc đẩy thương mại, du lịch và đầu tư Phần Lan (Bussiness Finland) - Ảnh: VGP/HG