Bên cạnh là trung tâm kinh tế, văn hóa, kỹ thuật tân tiến hàng đầu thế giới, Mỹ còn dẫn đầu thế giới về chất lượng giáo dục đẳng cấp, chương trình đào tạo mang tính thực tiễn cao giúp phát huy toàn diện tiềm năng của sinh viên, cơ hội thực tập hưởng lương, ở lại làm việc lên đến 3 năm đối với các ngành STEM. Cùng Công ty Du học Á - Âu tìm hiểu điều kiện du học Mỹ mới nhất để sẵn sàng hành trình du học sắp tới trong nội dung sau đây.
Bên cạnh là trung tâm kinh tế, văn hóa, kỹ thuật tân tiến hàng đầu thế giới, Mỹ còn dẫn đầu thế giới về chất lượng giáo dục đẳng cấp, chương trình đào tạo mang tính thực tiễn cao giúp phát huy toàn diện tiềm năng của sinh viên, cơ hội thực tập hưởng lương, ở lại làm việc lên đến 3 năm đối với các ngành STEM. Cùng Công ty Du học Á - Âu tìm hiểu điều kiện du học Mỹ mới nhất để sẵn sàng hành trình du học sắp tới trong nội dung sau đây.
Xin Visa Mỹ chưa bao giờ là dễ dàng, có rất nhiều du học sinh phải hoãn kỳ nhập học hoặc lựa chọn một nước khác sau nhiều lần rớt Visa.
Trước hết là về điều kiện cơ bản:
Để được cấp Visa nhập cảnh vào Hoa kỳ, người học cần chuẩn bị những hồ sơ cần thiết sau đây:
Thư mời nhập học của trường I-20
Hộ chiếu của học sinh còn hiệu lực ít nhất 6 tháng
Ảnh thẻ theo kích thước tiêu chuẩn thường là 5x5cm
Bằng cấp, học bạ, các loại chứng chỉ ngoại ngữ
Bảng điểm các kỳ thi theo quy định trường bạn đăng ký theo học
Hồ sơ chứng minh tài chính theo quy định khi xin visa du học Mỹ
Đối với hồ sơ quy định theo trường sẽ có sự khác biệt, bạn cần tìm đọc kỹ yêu cầu của trường hoặc nhờ đơn vị tư vấn du học cung cấp thông tin đầy đủ nhất để chuẩn bị hồ sơ hoàn thiện.
Trong các bước khi xin Visa Mỹ thì bước phỏng vấn với Lãnh sứ quán chính là bước quan trọng quyết định khả năng đậu Visa của bạn. Rất nhiều người mặc dù hồ sơ đẹp nhưng vẫn bị đánh rớt vì trong quá trình phỏng vấn bạn run, lo sợ, không tự tin, trả lời không đúng trọng tâm, …
Lời khuyên của Á - Âu là bạn phải rèn luyện phỏng vấn thật kỹ càng đến mức độ nhuần nhuyễn nhất có thể để nâng cao khả năng đậu Visa du học Mỹ; tại Á - Âu với mô hình phỏng vấn thử được đúc kết từ 23 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong tư vấn du học, với mô hình này bạn như đang được phỏng vấn bởi Đại sứ quán Hoa Kỳ cùng ngân hàng câu hỏi thường xuyên được cập nhật, chắt lọc từ viên chức Lãnh sự Hoa Kỳ là một trải nghiệm mà bạn không thể bỏ qua khi ký hợp đồng làm hồ sơ hoặc ký hợp đồng phỏng vấn riêng với mô hình này.
I-20 là giấy tờ quan trọng bậc nhất mà bạn phải cung cấp cho Lãnh sự quán để tiến hành thủ tục phỏng vấn xin Visa.
Để có được I-20 bạn phải đáp ứng những tiêu chuẩn tuyển sinh riêng của từng trường từ các bậc từ cao đẳng, đại học đến thạc sĩ. Riêng du học bậc học trung học ngoài xét duyệt học bạ, chứng chỉ tiếng Anh, các hoạt động ngoại khóa thì bạn còn phải phỏng vấn với đại diện trường trước khi được quyết định có nhận I-20 hay không?
Thực tế việc xin cấp I-20 tại các trường hàng đầu Hoa Kỳ sẽ không quá khó khăn nên các bạn học sinh không cần quá lo lắng. Nếu phải thực hiện buổi phỏng vấn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ thông tin và một tâm lý vững vàng, tự tin để vượt qua vòng đánh giá năng lực của đại diện trường.
Tùy vào điều kiện của từng trường mà bạn phải đáp ứng yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh tương ứng. Thường là IELTS, TOEFL IBT, TOEFL PBT, … Cụ thể:
TOEFL IBT khoảng 70-80 điểm là có thể yên tâm.
TOEFL PBT các trường thường yêu cầu từ 500 đến 550.
IELTS tùy trường từ 5.5 - 6.0 - 6.5 - 7.0
Mức điểm còn phụ thuộc vào bậc học (cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, …) hay ngành học (Y tế, công nghệ, chuỗi cung ứng, …)
Một số trường vẫn chấp nhận nhận bạn vào trường dù không có các bằng tiếng Anh nói trên, nhưng bạn sẽ phải thực hiện bài thi tiếng Anh đầu vào của trường hoặc tham gia chương trình học tiếng Anh do trường tổ chức. Rất nhiều trường đại học Mỹ yêu cầu sinh viên phải đáp ứng được điểm SAT, GRE, GMAT, …
Nếu bạn còn băn khoăn chưa rõ về yêu cầu của trường, hãy liên hệ chuyên viên tư vấn của Á - Âu để được hỗ trợ tìm hiểu đầy đủ và chính xác nhất, từ đó các bạn sẽ sẵn sàng bổ sung hồ sơ nếu có thiếu sót nhé!
Đối với khối phổ thông bạn cần đảm bảo về mức GPA (điểm trung bình) trong quá trình học tập tại Việt Nam.
Bậc phổ thông: Chủ yếu nhận từ lớp 8 (13 tuổi) trở lên, bạn được yêu cầu học tiếng Anh dự bị trước khi vào khóa chính khi cần thiết.
Bậc cao đẳng kép: Học sinh học hết lớp 10 tại Việt Nam đủ 16 tuổi có thể đăng ký học khóa chính hoặc khóa dự bị tiếng Anh tùy trường hợp.
Bậc cao đẳng - đại học: Tốt nghiệp THPT, GPA từ 2.5/4.0, có trường yêu cầu SAT/ ACT cùng chứng chỉ tiếng Anh (Nếu không có cần học khóa dự bị tiếng Anh trước khi vào khóa chính).
Bậc sau đại học: Cần tốt nghiệp đại học hệ 4 năm, yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh cao hơn các bậc học khác, tùy trường hợp còn cần GMAT/ GRE và kinh nghiệm làm việc.
Có rất nhiều trường đại học, cao đẳng ở Mỹ xây dựng chương trình học mang tính thuận tiện hơn cho du học sinh như liên kết quốc tế 2+2, ACCP, … và tương ứng với đó là những yêu cầu cụ thể đối với các bạn đăng ký. Thực tế yêu cầu về trình độ học tập phụ thuộc vào quy định riêng của từng trường.
Bạn phải chứng minh được khả năng tài chính của bản thân, của gia đình khi đi du học Mỹ. Đã có ý định du học Mỹ, bạn cần xây dựng một kế hoạch tài chính chi tiết cho toàn bộ quá trình học tập tại xứ sở cờ hoa, từ học phí, sinh hoạt phí, sách vở, đi lại, ăn ở, …
Đối với từng bậc học mà việc chứng minh tài chính sẽ có sự khác nhau.
Mức chi phí du học Mỹ trung bình cho bậc Anh văn dao động từ 5.000 - 7.000 USD/ học kỳ từ 3 - 4 tháng, bậc đại học xấp xỉ 20.000 - 30.000 USD/ năm, bậc cao đẳng từ 9.000 - 12.000 USD/ năm và thạc sĩ sẽ từ 20.000 - 25.000 USD/ năm.
Riêng đối với bậc trung học: Chi phí bán trú + ăn ở dao động từ 25.000 - 35.000 USD/ năm và nội trú sẽ từ 35.000 - 65.000 USD/ năm.
Dự kiến mức phí tăng lên khoảng 5% mỗi năm. Đây là chi phí cho khoảng thời gian đi du học tại Mỹ, trước đó gia đình đã phải đảm bảo chứng minh thu nhập cũng như tài sản trong ngân hàng hoặc nơi lưu trú hợp pháp khác.
Bạn có thể dự tính được chi phí này, nhìn chung các trường đều yêu cầu mức dư tài khoản trong ngân hàng của gia đình bạn lớn hơn học phí và sinh hoạt phí cho 1 - 2 năm ở Mỹ. Đây là yêu cầu bắt buộc để họ tin vào khả năng chi trả của gia đình bạn. Các con số ở trên chỉ là tham khảo vì chi phí cụ thể phụ thuộc vào từng trường học bạn chọn cũng như nơi bạn sẽ sinh sống và học tập, chưa kể nếu bạn có học bổng thì chi phí sẽ được giảm bớt.
Việc theo dõi và tổng hợp được mức thu nhập hằng tháng/ năm của bố mẹ hoặc người đỡ đầu phải ở mức chấp nhận để đảm bảo khả năng trả học phí trong suốt thời gian học. Chính vì vậy, lời khuyên Á - Âu dành cho các bạn đang có ý định du học là nên chú ý vấn đề chứng thực tài sản và có kế hoạch cụ thể ngay từ ban đầu.
Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả, đội ngũ Du học Á - Âu vẫn sẽ hỗ trợ du học sinh sau khi xin được Visa, từ khâu đưa đón tại sân bay, bố trí nhà ở và cố vấn cho sinh viên về các vấn đề cần thiết khác trong thời gian du học Mỹ. Kết quả học tập của du học sinh cũng luôn được công ty quan tâm, lưu ý và thường xuyên được gửi về Việt Nam để gia đình có thể theo sát con em mình.
Du học Mỹ - đã có Á - Âu đồng hành cùng bạn. Uy tín, tận tâm, chuyên nghiệp, Công ty Du học Á - Âu cam kết mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong hành trình định hướng tương lai, du học thành công.
1. Có thư mời nhập học I-20 từ các trường của Mỹ
I-20 là giấy chứng nhận từ trường đại học bạn xin nhập học gửi cho Sở Di trú Chính phủ Mỹ hoặc Tòa Lãnh sự Mỹ, chứng nhận rằng bạn được công nhận là sinh viên của trường. Để có thể nhận được thư mời này, bạn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tuyển sinh riêng của từng trường. Đối với khối du học trung học, ngoài xét duyệt học bạ, chứng chỉ tiếng anh, các hoạt động ngoại khóa tại quê nhà… học sinh còn phải phỏng vấn trực tiếp với đại diện trường trước khi được quyết định có nhận I-20 hay không. Bạn phải ký tên trước khi nộp I-20 vào Lãnh sự Quán để làm thủ tục xin Visa như một minh chứng cho thấy bạn chấp nhận những yêu cầu của trường bạn xin học, nên đây là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng.
2. Chứng minh được khả năng tài chính khi đi du học Mỹ
Một khi đã có ý định du học Mỹ, việc đầu tiên bạn cần làm là lên một kế hoạch chi tiết cho toàn bộ chi phí học tập, sinh hoạt, sách vở, đi lại và chỗ ở. Hơn nữa, chi phí sinh hoạt ở những thành phố sầm uất như New York, Chicago,... đắt đỏ hơn gấp nhiều lần những vùng thưa dân.
Nhìn chung, chi phí trung bình cho một năm học đại học là 20.000 USD – 30.000 USD. Tổng chi phí này hàng năm dự kiến tăng lên khoảng 5%. Đó chỉ mới là những chi phí trong khoảng thời gian đi học ở Mỹ, trước đó mỗi gia đình phải đảm bảo chứng minh thu nhập cũng như tài sản sẵn có ở một mức nhất định.
Tùy vào mức học phí của từng trường mà bạn đăng ký vào thì yêu cầu tài chính của bạn sẽ khác nhau, nhưng đa số các trường đều yêu cầu mức dư tài khoản trong ngân hàng phải lớn hơn học phí và sinh hoạt phí trong 1 đến 2 năm ở Mỹ. Đây là yêu cầu bắt buộc để họ có thể tin được khả năng chi trả của gia đình bạn.
3. Yêu cầu những chứng chỉ cần thiết về tiếng Anh
Hiện có nhiều trường đại học ở Mỹ công nhận điểm IELTS, bạn cần có điểm IELTS 6.0 để học đại học và IELTS 6.5 để học thạc sĩ. Một số trường vẫn chấp nhận nếu bạn vẫn chưa lấy bằng, tuy nhiên bạn phải tham gia vào kỳ thi tiếng anh đầu vào của trường hoặc tham gia khóa học tiếng anh do trường tổ chức.
Đối với các chương trình đại học, cao học thì có một vài kỳ thi cơ bản sau:
– GRE: Graduate Record Examination General Test (Bài Thi GRE Chung): là yêu cầu của các chương trình cao học và các khóa học kinh tế. Bài thi này bao gồm 3 phần: Toán, đọc hiểu và phân tích logic. Bài thi này đặc biệt quan trọng nếu như bạn có kế hoạch xin học bổng du học hoặc theo học các chương trình thạc sĩ với yêu cầu khắt khe.
– SAT I: Reasoning test (Bài Thi Chung): gồm phần thi toán và đọc hiểu. Nhiều trường đại học ở Mỹ yêu cầu điểm thi này đối với cả sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế.
– TOEFL (Test English As a Foreign Language): bài kiểm tra tiếng Anh bắt buộc dành cho những sinh viên mà ngôn ngữ thứ nhất không phải là tiếng Anh, áp dụng cho cả sinh viên đại học và cao học. Chương trình kiểm tra áp dụng cho tất cả các kỹ năng: nghe, ngữ pháp, đọc hiểu, viết và từ vựng.
– GMAT: Graduate Management Admission Test: Hầu hết các chương trình đào tạo thạc sĩ hay tiến sĩ ngành kinh tế đều yêu cầu điểm thi bài này đối với cả sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế. Bài thi này kiểm tra kỹ năng đọc hiểu, toán và phân tích, suy luận. Đối với bậc Đại Học sẽ có những yêu cầu cao hơn đối với sinh viên về tư duy ngôn ngữ, vì họ muốn đảm bảo rằng bạn có thể tiếp thu những kiến thức trên giảng đường.
Trên đây là 3 điều kiện quan trọng không thể thiếu khi đi du học Mỹ. Á - Âu tự hào là công ty tư vấn du học uy tín 22 năm trên thị trường, hỗ trợ hàng ngàn bạn học sinh xin visa du học Mỹ thành công. Mời bạn tiếp tục theo dõi những kênh truyền thông của Công ty du học Á - Âu để cập nhật những thông tin nóng hổi nhất về tình hình nhập cảnh các nước, các chính sách học bổng và ưu đãi hấp dẫn trong học kỳ mới năm 2022.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Add: 52 Trần Huy Liệu, P.11, Q.Phú Nhuận, HCM
Hotline/Zalo: 1900 63 67 96 | 0903 80 33 73