Đại lý du lịch là các đơn vị hoặc cá nhân đại diện cho các doanh nghiệp lữ hành để bán các sản phẩm du lịch của họ. Đại lý đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng và các doanh nghiệp lữ hành, giúp khách hàng chọn và đặt các dịch vụ du lịch phù hợp.
Đại lý du lịch là các đơn vị hoặc cá nhân đại diện cho các doanh nghiệp lữ hành để bán các sản phẩm du lịch của họ. Đại lý đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng và các doanh nghiệp lữ hành, giúp khách hàng chọn và đặt các dịch vụ du lịch phù hợp.
Đại lý du lịch sẽ được phân loại như sau:
Đại lý bán thông thường tự quyết định chi phí và chính sách kinh doanh. Đại lý này có thể bán sản phẩm của nhiều nhà cung cấp kể cả sản phẩm của các nhà cung cấp là đối thủ cạnh tranh với nhau.
Đại lý bán thông thường sẽ bán hàng và hưởng hoa hồng.
Đại lý độc quyền chỉ được bán sản phẩm mà công ty du lịch đã cấp phép. Đại lý du lịch sẽ được doanh nghiệp cung cấp giấy phép sử dụng nhãn hiệu, quy trình, hỗ trợ hoạt động cũng như tài chính trong quá trình bán hàng.
Đại lý du lịch bán buôn còn được gọi là đại lý du lịch lớn. Các đại lý này sẽ mua lại sản phẩm của nhà cung cấp với số lượng lớn để nhận ưu đãi. Sau đó, đại lý bán buôn bán lại cho các đại lý bán lẻ.
Đại lý du lịch bán lẻ thường là các đại lý có quy mô nhỏ - gọn, bán số lượng ít và bán trực tiếp cho các đối tượng khách hàng như: nhà cung cấp, đại lý đặc quyền.
Căn cứ vào Điều 40, 42, 43 Luật Du lịch 2017, cá nhân/tổ chức muốn kinh doanh đại lý du lịch phải đáp ứng các điều kiện sau:
➥ Như vậy, mở đại lý du lịch ngoài những điều kiện trên thì cá nhân/tổ chức không cần xin giấy phép lữ hành nội địa hay giấy phép lữ hành quốc tế.
Hợp đồng đại lý lữ hành có các nội dung căn bản sau (căn cứ vào Điều 41 Luật Du lịch 2017):
Hợp tác với các OTA, doanh nghiệp du lịch có thể hiển thị các sản phẩm dịch vụ của mình trên các trang web hoặc ứng dụng của các OTA đó. Thông qua việc xuất hiện trên các nền tảng này, doanh nghiệp có thể tiếp cận một lượng lớn khách hàng không chỉ trong thị trường nội địa mà còn ở quốc tế. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tăng khả năng nhận diện và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, tham gia vào các OTA cũng mang lại cơ hội để doanh nghiệptối ưu hóa chiến lược quảng cáo. Các nền tảng này thường cung cấp các công cụ quảng cáo mục tiêu, giúp hiển thị quảng cáo đến đúng đối tượng mục tiêu. Quảng cáo mục tiêu không chỉ tăng hiệu suất mà còn giảm chi phí, giúp thu hút khách hàng chất lượng hơn và tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Đồng thời, doanh nghiệp du lịch lữ hành còn có thể tiếp cận thông tin và dữ liệu về thị trường một cách dễ dàng. Các kênh OTA thường cung cấp các báo cáo và dữ liệu về hành vi của khách hàng, giúp hiểu rõ hơn về nhu cầu của thị trường và hướng dẫn phát triển chiến lược kinh doanh.
Các kênh OTA không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mới mà còn tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng hiện tại. Khách hàng thấy dễ dàng và thuận tiện khi đặt dịch vụ, điều này tạo ra ấn tượng tích cực về thương hiệu. Các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích từ các kênh OTA cũng giúp tăng sự hài lòng của khách hàng. Việc có một trải nghiệm mua sắm trơn tru và dễ dàng trên các nền tảng này tạo ra ấn tượng tốt và giúp tạo ra một cảm xúc tích cực đối với thương hiệu.
Đều hoạt động trong lĩnh vực du lịch tuy nhiên Đại lý du lịch và Doanh nghiệp du lịch lữ hành có những sự khác biệt.
Đại lý du lịch chủ yếu triển khai tư vấn và bán hàng cho khách hàng, trong khi đó doanh nghiệp lữ hành tập trung vào việc tổ chức, điều hành và quản lý các chuyến du lịch. Sự kết hợp giữa hai loại hình này giúp cung cấp một chuỗi dịch vụ du lịch hoàn chỉnh, từ khâu tư vấn, bán hàng đến việc tổ chức và điều hành chuyến đi.
Để phân biệt 2 loại hình này, có thể dựa trên 3 khía cạnh như sau:
- Doanh nghiệp du lịch lữ hành: Thường là các công ty có quy mô lớn, với hệ thống quy trình quản lý và vận hành chuyên nghiệp. Kinh doanh đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch với hệ thống kênh phân phối đa dạng, bao gồm cả phân phối trực tiếp và gián tiếp. Nguồn doanh thu không bị phụ thuộc và một kênh nhất định.
- Đại lý du lịch: Thường là các doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa, có thể là các chi nhánh hoặc cửa hàng độc lập. Doanh thu chủ yếu đến từ hoa hồng bán hàng hoặc tỷ lệ chênh lệch giá mua và giá bán từ các doanh nghiệp lữ hành.
- Doanh nghiệp du lịch lữ hành:
+ Tổ chức và điều hành tour: Doanh nghiệp lữ hành trực tiếp tổ chức và điều hành các chuyến du lịch, từ việc lên kế hoạch, sắp xếp lịch trình, đến điều phối các hoạt động trong tour, đảm bảo quá trình cung cấp dịch vụ tour được diễn ra trọn vẹn.
+ Cung cấp dịch vụ trọn gói: Thiết kế và cung cấp các gói dịch vụ du lịch trọn gói bao gồm ăn uống, chỗ ở, vận chuyển, và các hoạt động tham quan, giải trí.
+ Quản lý chất lượng dịch vụ: Đảm bảo chất lượng dịch vụ, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tour du lịch diễn ra và liên tục cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
+ Môi giới dịch vụ: Đại lý du lịch hoạt động như một trung gian, môi giới giữa khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tour du lịch.
+ Tư vấn và bán dịch vụ: Đại lý du lịch tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm tour du lịch và các dịch vụ du lịch liên quan.
+ Hỗ trợ khách hàng: Cung cấp thông tin chi tiết về chương trình du lịch, điểm đến, văn hóa, phong tục tập quán và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình du lịch để khách hàng có được những trải nghiệm tốt nhất.
Đại lý du lịch (hay còn gọi là đại lý lữ hành) còn có tên gọi tiếng Anh là travel agent, là đơn vị do cá nhân/tổ chức thành lập có chức năng kinh doanh, cung cấp thông tin, tư vấn và bán các chương trình, tour du lịch của doanh nghiệp lữ hành để hưởng hoa hồng.
Ngoài ra, đại lý du lịch còn lên kế hoạch, sắp xếp lịch trình du lịch cho khách hàng, mua vé máy bay, đặt khách sạn…
2. Điều kiện mở đại lý du lịch là gì?
Để mở đại lý du lịch, cá nhân/tổ chức cần đáp ứng đủ 2 điều kiện quan trọng sau:
Ngoài ra, còn một số yêu cầu khác, bạn có thể xem chi tiết tại: Điều kiện mở đại lý du lịch
3. Mã ngành đại lý du lịch là gì?
Mã ngành đại lý du lịch là 7911.
Ngoài ra, bạn có thể đăng ký thêm một số mã ngành liên quan đến lĩnh vực đại lý du lịch như:
4. Hồ sơ mở đại lý du lịch gồm những gì?
5. Nộp hồ sơ mở đại lý du lịch ở đâu?
➨ Nếu mở đại lý du lịch theo mô hình HKD: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND cấp quận/huyện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố;
6. Thời gian hoàn thành thủ tục mở đại lý du lịch tại Anpha bao lâu?
Chỉ từ 3 - 5 ngày làm việc, Anpha sẽ hoàn thành mọi thủ tục mở đại lý du lịch và bàn giao GPKD tận nhà cho bạn, miễn phí toàn bộ chi phí giao nhận.
Trong trường hợp bạn cần nhận chứng nhận đăng ký kinh doanh gấp, bạn có thể sử dụng dịch vụ nhanh hoàn thành trong 24 giờ.
7. Sử dụng dịch vụ mở đại lý du lịch tại Anpha thì cần cung cấp gì?
Bạn chỉ cần cung cấp 2 thông tin đơn giản sau:
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Trong kỷ nguyên số, đại lý du lịch trực tuyến (OTA) đã trở thành một công cụ, một kênh quan trọng giúp doanh nghiệp du lịch mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Vậy thuật ngữ OTA thực chất là gì, đặc điểm ra sao và làm thế nào để OTA mang lại lợi ích cho doanh nghiệp du lịch? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nội dung này!
Dù muốn hay không thì các OTA (Online Travel Agent) - đại lý du lịch trực tuyến đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phân phối của mọi cơ sở kinh doanh du lịch.
Theo báo cáo Lộ trình mua hàng năm 2023 của Tập đoàn Expedia, các OTA đã chiếm tới 51% lượng đặt phòng khách sạn và nhà nghỉ trực tuyến, đồng thời sở hữu khả năng hiển thị và sức mạnh tiếp thị mà hầu hết các cơ sở kinh doanh riêng lẻ không thể tự mình đạt được.
Trung bình, khách du lịch xem 141 trang về nội dung du lịch trong 45 ngày trước khi đặt chuyến đi, trong đó các OTA chiếm 67 trang trong số đó. Do đó, các cơ sở kinh doanh phải hoạt động trên nhiều kênh nhất có thể để nâng cao nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy lượng đặt phòng - cả đặt phòng qua các kênh OTA và đặt phòng trực tiếp. Với sự phổ biến ngày càng tăng của các OTA trên toàn thế giới, các doanh nghiệp du lịch giờ đây có cơ hội tiếp cận các thị trường mà trước đây không thể tiếp cận được.