CTY TNHH MTV NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ Thành Phố Cần Thơ ( Tiền thân là Nông Trường Cờ Đỏ ), tọa lạc tại Xã Thạnh Phú, Huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ trên vùng đất phù sa nước ngọt quanh năm do Sông Hậu bồi đắp. Tổng diện tích tự nhiên là 5.900 ha. Trong đó diện tích trồng lúa là 5.300 ha. Sản lượng lúa hàng năm khoảng 60.000 tấn lúa thơm và lúa chất lượng cao.
CTY TNHH MTV NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ Thành Phố Cần Thơ ( Tiền thân là Nông Trường Cờ Đỏ ), tọa lạc tại Xã Thạnh Phú, Huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ trên vùng đất phù sa nước ngọt quanh năm do Sông Hậu bồi đắp. Tổng diện tích tự nhiên là 5.900 ha. Trong đó diện tích trồng lúa là 5.300 ha. Sản lượng lúa hàng năm khoảng 60.000 tấn lúa thơm và lúa chất lượng cao.
Cách đây tròn 84 năm, trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp, tại xã Hưng Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện.
Vào khoảng 1 giờ sáng 23/11/1940, thực hiện mệnh lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ, Tỉnh ủy Mỹ Tho tổ chức cuộc khởi nghĩa ở tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Đình Long Hưng được Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh chọn làm trụ sở. Đây là nơi đầu tiên trên cả nước, lá cờ đỏ sao vàng được cắm cao trên cây bàng trước sân đình. Cũng tại nơi đây, lần đầu tiên, danh xưng “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quốc” được viết trên một tấm biểu ngữ treo tại mặt tiền ngôi đình.
Ngay trong ngày 23/11/1940, chính quyền cách mạng tỉnh Mỹ Tho ra mắt Nhân dân trước sự chứng kiến của 3.000 đồng bào. Đây là chính quyền cách mạng cấp tỉnh được thành lập đầu tiên trên cả nước.
Kể từ thời khắc lịch sử ấy, lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay khắp Nam Kỳ trong những ngày cuối tháng 11/1940 lịch sử. Cuộc khởi nghĩa bị thực dân Pháp đàn áp, khủng bố dã man; nhưng lá cờ đỏ sao vàng luôn còn hiện hữu trong trái tim nhiệt tình cách mạng của mỗi người, động viên Nhân dân ta vững bước trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.
Cờ đỏ sao vàng được ấn định là Quốc kỳ Việt Nam
Năm 1941, trong chương trình Việt Minh xác định “sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc”.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, ngày 5/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 5-SL về việc bãi bỏ cờ quẻ ly và ấn định Quốc kỳ Việt Nam.
Sắc lệnh do Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký nêu rõ: Chiểu theo bản tuyên cáo của Hoàng đế Bảo Đại thoái vị ngày 24/8/1945 và bản Tuyên cáo ngày 28/8/1945 về việc thành lập Chính phủ lâm thời dân chủ cộng hoà, sau khi Hội đồng các Bộ trưởng đã đồng ý, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Dân chủ Cộng hòa ra sắc lệnh:
Khoản II: Quốc kỳ Việt Nam ấn định như sau này:
a) Hình chữ nhật, bề ngang hai phần ba bề dài;
b) Nền mầu đỏ tươi, ở giữa có sao năm cánh mầu vàng tươi;
Kích thước và hình thể đã ấn định trong bản phụ đính theo sắc lệnh này.
Bản phụ Sắc lệnh ấn định Quốc kỳ Việt Nam:
Nền cờ: Bề dài = a, bề ngang = 2/3a.
Sao: Từ trung tâm đến hết I góc lồi = 1/5a, từ trung tâm đến I góc lõm = 1/10a.
Mầu sắc: Nền mầu đỏ tươi, Sao vàng tươi.
Cách đặt sao: Ngôi sao vàng có 5 góc lồi và 5 góc lõm, trung tâm sao đặt đúng trung tâm nền cờ, một góc lồi quay thẳng lên phía trên theo đường AB.
Cờ đỏ sao vàng – biểu tượng thiêng liêng đặc biệt của dân tộc Việt Nam ảnh 2
Sắc lệnh số 5-SL ngày 5/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời về việc bãi bỏ cờ quẻ ly và ấn định Quốc kỳ Việt Nam và Phụ lục mẫu Quốc kỳ kèm theo Sắc lệnh. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)
Sắc lệnh số 5-SL ngày 5/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời về việc bãi bỏ cờ quẻ ly và ấn định Quốc kỳ Việt Nam và Phụ lục mẫu Quốc kỳ kèm theo Sắc lệnh. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III).
Nền cờ màu đỏ tượng trưng dòng máu đỏ, màu của nhiệt huyết, ý chí, niềm tin, “tinh thần hy sinh chiến đấu cách mạng của nhân dân Việt Nam”, ngôi sao màu vàng tượng trưng “ánh sáng của vai trò lãnh đạo cách mạng”, nó còn là màu da vàng và năm cánh sao tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội Khóa I, ngày 31/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, khẳng định tầm vóc của cờ đỏ sao vàng: “Lá cờ đỏ sao vàng đã nhuộm bao nhiêu máu chiến sĩ Việt Nam ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, đã đi từ Á sang Âu, lại từ Âu sang Á, tới đâu cũng được chào kính cẩn, bây giờ trừ khi cả 25 triệu đồng bào còn ra không ai có quyền gì mà đòi thay đổi nó”.
Quốc kỳ Việt Nam nền đỏ sao vàng đã được Quốc hội Việt Nam chính thức công nhận trong bản Hiến pháp nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 9/11/1946: “Cờ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh”.
Với việc Chính phủ ban hành Sắc lệnh ấn định Quốc kỳ và được Quốc hội thông qua thể hiện tính thống nhất về mặt pháp lý đối với việc sử dụng Quốc kỳ, quy định cũng như xác nhận đối với Nhân dân và quốc tế về biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Cờ đỏ sao vàng năm cánh được sử dụng trang trọng trong tất cả các nghi lễ, các sự kiện quan trọng của nhà nước, trở thành biểu tượng thiêng liêng, đại diện cho sức mạnh tinh thần của dân tộc, thành niềm tự hào của nhân dân Việt Nam.
Trải qua quá trình phát triển của dân tộc, của đất nước, mỗi giai đoạn, lá cờ có thể được chỉnh sửa về hình thức để đẹp hơn và những quy định về sử dụng cũng có những điều chỉnh.
So với Quốc kỳ năm 1945, Quốc kỳ nền đỏ sao vàng theo mẫu năm 1956 có một chút điều chỉnh: “những cánh sao vàng từ nay không làm theo đường cong như trước mà làm theo đường thẳng”. Mặc dù vậy, hồn cốt của lá cờ và nội dung ý nghĩa không hề thay đổi, và trở thành một biểu tượng đẹp, ấn tượng, mang đậm nét dân tộc Việt.
Phụ lục hình ảnh Quốc kỳ có chỉnh sửa về hình thức theo Sắc lệnh số 249-SL ngày 30/11/1955. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III).
Ngày 7/5/1954, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm của tướng Đờ Cát xác nhận sự toàn thắng của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vào 11 giờ 30 ngày 30/4/1975, lá cờ ấy lại phấp phới tung bay trên nóc Dinh Độc Lập khẳng định sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền nam.
Ngày 2/7/1976, Quốc hội Việt Nam thống nhất đã thông qua Nghị quyết, “Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.
Ngày nay, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc, trong những sự kiện quan trọng của đất nước, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền núi tới miền xuôi, từ biên giới tới hải đảo, trên công trường, nhà máy đến mọi gia đình.. và trong cả trái tim mỗi người Việt Nam. Lá cờ đỏ sao vàng mãi tung bay thể hiện cho tự do, độc lập, toàn vẹn của đất nước cũng như sự đoàn kết một nhà của toàn dân tộc.
Cờ đỏ sao vàng trên tuyến đường thôn Triệu Xá, xã Đông Tiến (Đông Sơn).
Nguồn: Báo Quân khu 2, Nhân Dân...
Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco (California, Mỹ) và chính quyền TP San Francisco phối hợp tổ chức lễ thượng cờ Việt Nam nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cùng đoàn và đại diện TP San Francisco kéo lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam treo lên mặt tiền Tòa thị chính.
Ngày 28-31/8, đoàn công tác của Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu đã có các hoạt động tại bang Texas và California, Mỹ.
Ngày 30/8, đoàn dự lễ thượng cờ kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam tại Tòa thị chính San Francisco. Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng bày tỏ xúc động chứng kiến giây phút lá cờ Việt Nam tung bay trên tòa thị chính, cho rằng đây là minh chứng rõ nét cho quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ nói chung, với TP San Francisco nói riêng.
Thứ trưởng cảm ơn những đóng góp quan trọng của chính quyền TP San Francisco cho tiến trình thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ, nhất là quyết tâm thiết lập quan hệ kết nghĩa với TPHCM từ trước khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cũng đã tiếp nhận bản Tuyên bố do Thị trưởng TP San Francisco ký với nội dung công bố ngày 2/9 là Ngày Di sản Hữu nghị Việt Nam-Mỹ tại TP và địa hạt San Francisco năm 2024.
Lễ thượng cờ kỷ niệm Ngày Quốc khánh Việt Nam là sự kiện chính trị thường niên mà chính quyền TP San Francisco phối hợp với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco, đại diện Nhà nước Việt Nam tại khu vực bờ Tây Mỹ tổ chức.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao tiếp nhận bản Tuyên bố do Thị trưởng TP San Francisco ký công bố ngày 2/9/2024 là Ngày Di sản hữu nghị Việt Nam-Mỹ tại TP và địa hạt San Francisco năm 2024. Ảnh: BNG.
Trước đó, ngày 29/8, đoàn đã tham dự lễ kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam do Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston tổ chức.
Ngày 31/8, đoàn có buổi gặp gỡ nhóm chuyên gia kiều bào trẻ đang làm việc tại các tập đoàn công nghệ, tài chính lớn tại khu vực Vùng Vịnh San Francisco như Apple, Microsoft, Meta, LinkedIn, Lucid, Deloitte...
Các chuyên gia trẻ bày tỏ vui mừng khi Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến cộng đồng chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài; mong muốn có nhiều chương trình gặp mặt để chia sẻ những ý kiến chuyên sâu; cho biết sẵn sàng dành thời gian để chia sẻ với các bạn trẻ trong nước, từ đó gia tăng cơ hội để giới trẻ tại Việt Nam tiếp xúc với môi trường khoa học công nghệ tiên tiến.
Các chuyên gia cũng chia sẻ những trăn trở về việc Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn đối với một số tập đoàn công nghệ lớn do vẫn còn những rào cản về ngôn ngữ; khả năng làm việc trong môi trường quốc tế của nhân lực Việt Nam; những lo ngại nhất định về vấn đề an ninh mạng.
Kiều bào trẻ mong muốn Nhà nước có những chính sách đãi ngộ và hỗ trợ kết nối để có thể đóng góp từ xa hoặc trở về Việt Nam làm việc.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng chia sẻ với những trăn trở của kiều bào, ghi nhận các đề xuất. Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp với các bộ, ngành tích cực thúc đẩy để tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường ngày càng thuận lợi để chuyên gia trẻ kiều bào đóng góp cho đất nước.
Gặp gỡ cộng đồng doanh nhân Việt Nam tại San Jose và Oakland, California, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng thông tin một số nét nổi bật về tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và quan hệ Việt - Mỹ, các chương trình lớn dành cho kiều bào; bày tỏ vui mừng trước sự phát triển lớn mạnh của cộng đồng người Việt tại Mỹ với nhiều người thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh.
Với sự phát triển năng động, chính sách cởi mở, Việt Nam đang là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư, trong đó có cộng đồng doanh nhân Việt Nam tại Mỹ. Thứ trưởng mong muốn sẽ có ngày càng nhiều hơn dự án đầu tư lớn của kiều bào về Việt Nam, góp phần làm thay đổi bộ mặt của quê hương.
Thứ trưởng cũng mong muốn bên cạnh công việc chuyên môn và kinh doanh, các trí thức, doanh nhân người Việt tại Mỹ sẽ quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động chung của cộng đồng, đặc biệt là việc hỗ trợ cộng đồng tổ chức các hoạt động nhằm duy trì và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, dạy tiếng Việt cho thế hệ trẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh còn khó khăn.
Đoàn đã thăm một số cơ sở tôn giáo và trao đổi với chức sắc tôn giáo người Việt tại Texas và California. Tại Houston và San Francisco, đoàn gặp gỡ, thăm hỏi một số kiều bào gắn bó lâu năm, có nhiều đóng góp cho sự phát triển quan hệ Việt - Mỹ.
“Quán triệt sâu sắc những nhận thức mới về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu, biên soạn cuốn sách Những điểm mới về an ninh quốc gia trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, đại tướng Tô Lâm nói trong buổi ra mắt cuốn sách.
Sách có kết cấu hai phần, phản ánh sâu sắc quan điểm an ninh chủ động và toàn diện trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Cuốn sách vừa mang tính lý luận, thực tiễn vừa tổng kết, dự báo, có giá trị định hướng hành động. Cán bộ đảng viên đọc sách giúp nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm của mình với bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng công an nhân dân đọc sách sẽ hiểu sâu sắc hơn nhiều vấn đề trực tiếp liên quan nhiệm vụ của mình. Tác phẩm chính luận nhưng viết giản dị, trình bày dễ hiểu, cập nhật cuộc sống.
BP - Thời kỳ vua Tự Đức trị vì, đất nước ta xuất hiện các nhóm giặc cờ đều có nguồn gốc từ tàn quân của tổ chức Thiên Địa Hội ở Trung Quốc. Nhóm Cờ vàng với đại diện là Hoàng Sùng Anh, Bàn Văn Nhị là thủ lĩnh quân Cờ trắng, Lưu Vĩnh Phúc đứng đầu giặc Cờ đen. Tuy nhiên khi dạt sang Việt Nam, sự phân hóa của các nhóm giặc cờ thành nhiều khuynh hướng đã gây ra sự căng thẳng ở các tỉnh biên giới. Năm 1868, quân Cờ trắng tập trung cướp bóc ở châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang. Sau trận này, vì xung đột về quyền lợi và phạm vi chiếm đóng, quân Cờ trắng đã bị quân Cờ đen loại bỏ.
Đứng đầu quân Cờ vàng là Hoàng Sùng Anh, hay còn gọi là Hoàng Anh. Năm 1862, quân Cờ vàng hoạt động mạnh ở tỉnh Tuyên Quang. Sau 4 tháng, nhận thấy tình hình cướp bóc ở Tuyên Quang không đem lại kết quả, đến tháng 4-1862, Hoàng Anh vờ đưa ra kế hoạch đầu hàng triều Nguyễn. Nhưng đến tháng 6-1868, quân của Hoàng Sùng Anh lại hợp sức với quân Cờ đen tấn công thành Lào Cai. Hoàng Sùng Anh tạo phản, bị triều đình truy đuổi, năm 1869 buộc phải rút hết quân về tỉnh Cao Bằng. Liên tiếp bị quân và dân địa phương Cao Bằng đánh đuổi, cánh quân Cờ vàng buộc phải trú ẩn ở Bảo Thắng (tỉnh Hưng Hóa). Sau 5 năm, triều đình vẫn chưa thể truy quét tận gốc cánh quân cướp bóc này. Đến tháng 8-1874, không chịu nổi sự truy kích của triều Nguyễn, Hoàng Anh lại xin hàng. Nhưng đến năm 1875, nhóm quân của Hoàng Anh lại tạo phản. Tháng 6-1875, triều Nguyễn tập trung lực lượng tấn công nhiều phía, kết hợp với nhóm người Thổ ở địa phương, điều động Tuần phủ tỉnh Hưng Hóa là Nguyễn Huy Kỷ cùng quan sở tại Nguyễn Văn Giáo nhằm tiêu diệt hoàn toàn tên đầu sỏ này. Đến tháng 8-1875, Hoàng Sùng Anh bị tiêu diệt.
Quân Cờ đen bắt đầu gây sự ở Lào Cai vào tháng 6-1868. Tuy nhiên, quân Cờ đen không phải một mình làm chủ vùng đất này mà ở Lào Cai cũng có quân Cờ vàng. Quân Cờ đen đã loại bỏ quân Cờ trắng của Hoàng Nhị Vãn và không thôi hy vọng làm bá chủ. Sự tồn tại của quân Cờ vàng đã cản trở mục tiêu chiếm đóng của quân Cờ đen, vì vậy quân Cờ vàng nhanh chóng bị quân Cờ đen gây áp lực phải chuyển địa bàn sang nơi khác. Mâu thuẫn giữa 2 cánh quân diễn ra gay gắt, đặc biệt là sau năm 1870, quân Cờ đen công khai chống đối các nhóm quân khác nhằm tranh giành quyền lợi ở các tỉnh biên giới phía Bắc.
Quân Cờ đen được coi là nhóm quân hoạt động mạnh nhất ở khu vực biên giới phía Bắc. Năm 1868, Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy quân Cờ đen tràn sang các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Để loại bỏ tận gốc cánh quân Cờ vàng, điều cần thiết cho quân Cờ đen là phải có một địa bàn an toàn hoạt động lâu dài. Vì vậy, nhân cơ hội triều Nguyễn dụ hàng, Lưu Vĩnh Phúc đã chấp nhận. Vua Tự Đức ban cho Lưu Vĩnh Phúc làm Đề đốc trấn hạt Thập Lục Châu, cho tự do thu thuế. Trong quá trình hoạt động, quân Cờ đen đã tạo những bước chuẩn bị cần thiết về lực lượng, căn cứ, nhanh chóng loại bỏ quân Cờ vàng. Năm 1875, quân Cờ vàng bị quân Cờ đen tiêu diệt hoàn toàn.
Địa bàn hoạt động của quân Cờ đen ngày càng rộng lớn và sức ảnh hưởng của nhóm quân ngày càng mạnh. Sau đó, quân Cờ đen đánh bại Hà Quân Xương, tên cầm đầu các nhóm cướp bóc ở Bảo Thắng (Hưng Hóa), chiếm lấy thị xã Lào Cai làm căn cứ. Quân Cờ đen làm chủ hoàn toàn vùng biên giới, tự thu thuế của cư dân các vùng xung quanh. Sau này, Lưu Vĩnh Phúc đã phối hợp quân của Hoàng Thủ Trung, Phùng Tử Tài và Hoa Hoa.
Hoàng Kế Viêm đánh dẹp các nhóm cướp bóc ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Đội quân Cờ đen trở thành lực lượng đắc lực chống Pháp và đã giành thắng lợi ở 2 trận Cầu Giấy (1874, 1883). Năm 1877, Lưu Vĩnh Phúc xin triều nhà Nguyễn ở lại Bảo Thắng (tỉnh Hưng Hóa) sinh sống. Sang năm 1878, quân Cờ đen buộc phải rút hết về Trung Quốc theo yêu cầu của Pháp.
Từ thực tế lịch sử của dân tộc ta ở cuối thế kỷ XIX cho thấy rõ ý thức của triều đình nhà Nguyễn, mà đứng đầu là vua Tự Đức trong việc bảo vệ biên cương. Mỗi khi có sự tấn công của các nhóm phản loạn hay cướp bóc, Tự Đức luôn họp bàn với các quan quân để bàn phương pháp đối phó. Ông luôn có những biện pháp cấp bách để có thể đẩy lùi tình trạng bất ổn về an ninh, quốc phòng ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Thái độ của Tự Đức cũng như quan quân triều đình và địa phương trước sau đều kiên quyết bảo vệ vững chắc cương giới đất nước.
Mặc dù quân Cờ đen có công gây tổn thương cho lực lượng viễn chinh của Pháp đang xâm chiếm Đông Dương, nhưng chính quân Cờ đen cũng gây nhiều ta thán, tàn hại thường dân. Chính vì thế, Ông Ích Khiêm - một võ tướng đương thời đã tỏ rõ thái độ không đồng tình khi triều đình Huế mượn sức quân Cờ đen chống chọi với Pháp. Ông cũng chê trách các quan của triều đình khi đó là những kẻ bất tài nên khi hữu sự phải nhờ vào người Tàu để đánh giặc. Ông có làm bài thơ trách cứ tinh thần ỷ lại của các quan trong triều: Áo chúa cơm vua hưởng bấy lâu; Đến khi có giặc phải thuê Tàu... Và đây là bài học vô giá cho hậu thế ngày nay rằng: Giữ nước phải bằng chính sức lực của cả dân tộc, chứ không thể mượn người khác đến giữ nhà cho mình.