Ảnh Bác Sĩ Đẹp Trai

Ảnh Bác Sĩ Đẹp Trai

Xem thêm : Top 99+ tạo dáng chụp ảnh ngồi ghế hot nhất

Xem thêm : Top 99+ tạo dáng chụp ảnh ngồi ghế hot nhất

Trong thời đại phát triển của truyền thông và công nghệ, sự hiện diện của những bác sĩ hoạt động trên các nền tảng trực tuyến đã không còn quá xa lạ. Trong đó, có không ít những bác sĩ tận tâm được đông đảo bà con bệnh nhân đón nhận. Tiêu biểu đó chính là câu chuyện về bác sĩ da liễu Trương Hoàng Anh Thư với biệt danh thân thương Dr.Chubby.

Nếu bạn đang quan tâm tìm hiểu đến vị bác sĩ da liễu hài hước này thì bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Hành trình đem kiến thức y khoa cho bà con cũng chính là hành trình hoàn thiện bản thân của của Dr. Chubby - bác sĩ da liễu Trương Hoàng Anh Thư

Dr. Chubby là bác sĩ da liễu có tên thật là Trương Hoàng Anh Thư. Chị đã và đang thành công trong việc xây dựng tên tuổi trong lĩnh vực da liễu. Những chia sẻ về quãng thời gian yêu nghề, hành nghề, cố gắng không ngừng nghỉ của chị:

Quá trình học tập và đào tạo của bác sĩ da liễu Anh Thư

Dr. Chubby tốt nghiệp bác sĩ Đa Khoa hệ chính quy tại Đại học Y Dược TP.HCM khóa 2006 - 2012. Đây là nơi mà chị tiếp xúc với kiến thức y khoa cơ bản và bắt đầu hiểu sâu hơn về sức khỏe con người.

Bác sĩ da liễu Trương Hoàng Anh Thư

Tuy nhiên, sau khi nhận được tấm bằng tốt nghiệp, Dr. Chubby vẫn loay hoay không rõ người định hướng tiếp theo của bản thân nên chị đã học thêm rất nhiều chuyên ngành khác nhau như icu, nội thận, chạy thận nhân tạo, chẩn đoán hình ảnh, hô hấp, thải độc, dinh dưỡng…

Dr. Chubby sau đó đã quyết định lựa chọn học tập tiếp tại Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch và đạt được tấm bằng bác sĩ chuyên khoa I Da Liễu. Không dừng lại ở đây, Dr. Chubby còn tiếp tục học nâng cao tại Đại học Y Dược để trở thành học viên chuyên khoa II về Da Liễu.

Bằng cấp và chứng chỉ mà Dr.Chubby đã đạt được

Dr. Chubby không ngừng nâng cao trình độ và kiến thức của mình. Chị đã tích lũy nhiều bằng cấp và chứng chỉ trong lĩnh vực da liễu. Đó không chỉ là việc hoàn thành bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa Da Liễu và sở hữu nhiều chứng chỉ về các phương pháp điều trị da nâng cao khác.

Dr.Chubby là một bác sĩ giàu năng lực và kinh nghiệm

Bác sĩ Anh Thư đã đạt được những chứng chỉ về Botox, Filler và Căng chỉ,.. đây chính là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng hiện nay giúp cải thiện ngoại hình và mang lại sự tự tin cho bệnh nhân. Ngoài ra Dr. Chubby còn đạt chứng chỉ về Ứng dụng laser trong y học, Chứng nhận về Dinh dưỡng trong quản lý cân nặng và chứng nhận về Dinh dưỡng trong trong bệnh lý ung thư…Tất cả những thành quả trên cho thấy quá trình nỗ lực luôn trau dồi bản thân của bác sĩ Trương Hoàng Anh Thư.

Biệt danh "Dr. Chubby" và phong cách gần gũi

Biệt danh độc đáo "Dr. Chubby" có nguồn gốc từ việc kết hợp giữa "Dr." (bác sĩ) và "Chubby" (mũm mĩm). Sở dĩ bác sĩ Anh Thư lựa chọn biệt danh này vì chị cho rằng hầu hết các bệnh nhân đều rất e ngại khi gặp “bác sĩ” thế nhưng thay vì gọi chị với cái tên đơn thuần – Bác sĩ Da liễu Anh Thư, chị lại thích mọi người gọi mình là Dr.Chubby hơn để tạo cảm giác gần gũi và thoải mái cho bệnh nhân.

Dr.Chubby với những chia sẻ hết sức ngộ nghĩnh và dí dỏm tạo sự kết nối với người xem

Đây chính là điểm khác biệt làm nên tên tuổi Dr.Chubby ấn tượng và thu hút.

2. Dr.Chubby và nỗ lực làm "Đẹp Da Đẹp Đời"

Không chỉ là một bác sĩ da liễu, Dr.Chubby còn là một một nhà sáng tạo nội dung có phong cách vui nhộn, độc đáo. Với khả năng diễn đạt nội dung y khoa khô khan khó hiểu theo phong cách dễ hiểu hài hước, chị đã thu hút sự chú ý lớn trên Youtube, TikTok và các mạng xã hội khác trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ

Với khả năng biến những khái niệm phức tạp thành câu chuyện đầy màu sắc và dễ hiểu, mọi video mà bác sĩ Anh Thư đăng tải đều dễ dàng tạo nên sự kết nối với mọi người. Điểm mạnh của Dr.Chubby không chỉ là việc nắm vững kiến thức chuyên môn về da liễu, mà chị còn chú trọng áp dụng những phương pháp hiện đại và an toàn để đảm bảo sức khỏe và làn da đẹp của bệnh nhân.

Dr.Chubby đóng góp những giá trị to lớn cho cộng đồng

Dr. Chubby ưu tiên lựa chọn chia sẻ kiến thức và thông tin hữu ích thông qua các buổi phát livestream trực tuyến - nơi cô giới thiệu các cách chăm sóc da, điều trị bệnh tình dục, chăm sóc da liễu cho cộng đồng LGBT, đặc biệt đam mê lĩnh vực da nội tiết và bệnh vi nấm candida.

Trong các buổi livestream và các video của Dr. Chubby, cô thừa nhận mình không phải là một người thích nói đạo lý (thậm chí đôi lúc còn hơi sỗ sàng, dân dã), nhưng trong từng sản phẩm mà bác sĩ chọn giới thiệu cho bệnh nhân của mình đều có chứa những câu chuyện triết lý cuộc sống, như dòng kem chống nắng ek cho những làn da bệnh, toàn bộ dòng son đều là son tự nhiên không chứa chì hay sản phẩm bột đạm từ thực vật thay vì động vật…

3. Dr. Chubby - Màu sắc mới của phụ nữ thời hiện đại

Với những cố gắng nỗ lực của bản thân Dr. Chubby đã được tôn vinh là một trong 19 hình tượng của phụ nữ hiện đại trong sự kiện tôn vinh phụ nữ của L'OFFICIEL Vietnam. Đó là sự công nhận về tầm ảnh hưởng và giá trị của chị trong việc tạo ra sự thay đổi tích cực và truyền cảm hứng cho phụ nữ hiện đại.

Dr.Chubby – mang lại màu sắc mới cho phụ nữ thời hiện đại

Dr. Chubby đã thu hút một lượng lớn người hâm mộ trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Youtube hay Tiktok. Cụ thể, bác sĩ đã có tới hơn 380.000 người theo dõi trên TikTok và hàng triệu lượt thích, bên cạnh đó trên trang Fanpage Dr.Chubby cũng nhận được hơn 89K lượt theo dõi hay nền tảng Youtube cũng có gần 7k lượt người đăng ký. Như vậy có thể thấy Dr. Chubby không chỉ là một bác sĩ da liễu có trình độ, mà còn là một màu sắc mới của phụ nữ thời hiện đại, với khả năng lan tỏa những điều tích cực trong cuộc sống. Hy vọng rằng bác sĩ sẽ ngày càng phát triển hơn nữa để làm “Đẹp da đẹp đời”.

Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]

5 năm trước, bác sĩ Lê Quang Trọng Trung lên đường sang Mỹ thi vào chương trình bác sĩ nội trú dù gia đình phản đối và mọi người nói rằng "khó như hái sao trời".

Trong bộ quần áo bảo hộ kín mít, bác sĩ Trung, 29 tuổi, bước vào khoa Hồi sức nội, bệnh viện Saint Elizabeth Youngstown, bang Ohio. Đêm 19/3, bệnh viện này tiếp nhận hai ca Covid-19 đầu tiên, đều là người cao tuổi, tình trạng nặng, phải thở máy.

Hôm ấy anh tiếp nhận một cụ bà 80 tuổi. Bà thở hổn hển, đã dùng mặt nạ thở mà không hiệu quả. Thời điểm đó, bệnh viện không khuyến cáo dùng phương pháp thông khí không xâm lấn do nguy cơ lây lan cao, Trung buộc phải ra quyết định đặt nội khí quản. Anh gọi cho ba người con của bà xin phép, tới khi hỏi thì bà cụ một mực từ chối.

"Tình trạng của cụ phải đặt máy thở. Việc đặt máy cũng giảm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc cụ", Trung, trưởng nhóm trực giải thích. "Một là anh làm thật nhanh bây giờ, còn không tôi sẽ đổi ý", cụ bà nói.

Thuyết phục thành công, nhưng Trung cảm thấy không được thoải mái. Cụ mới tổ chức sinh nhật chưa được 10 ngày. Các con từ nơi khác về thăm, mang theo virus. Anh lo ở tuổi này phải thở máy thì khó qua được. Nếu không vì dịch bệnh lây lan, có thể anh đã để cụ chọn ở khoa chăm sóc giảm nhẹ cuối đời để không phải dùng nhiều thuốc thang, thủ thuật.

"Đây là quyết định y khoa khó nhất với tôi từ trước tới giờ", chàng trai quê An Giang đang là bác sĩ nội trú năm 3 tại bệnh viện này, nói.

Lê Quang Trọng Trung (giữa) cùng đồng nghiệp tại khoa Hồi sức tích cực, khi là bác sĩ nội trú năm 2. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trước khi trở thành bác sĩ nội trú ở Mỹ, Lê Quang Trọng Trung theo học tại Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP HCM. Dù từng là sinh viên xuất sắc nhất khoa nhưng anh vẫn cảm thấy có gì đó không ổn. Nếu chỉ học nằm lòng trong những cuốn giáo trình y khoa sẽ có phần tụt hậu.

Qua cuốn sách "gối đầu giường" kể về hành trình y khoa của bác sĩ Joseph Murray - một trong bốn vị bác sĩ ngoại khoa hiếm hoi được giải Nobel Y học - từ lúc mới vào nghề đến khi thành bác sĩ nổi tiếng, Trung đã được truyền cảm hứng.

"Tôi muốn noi gương bác sĩ Joseph Murray, trở thành người làm y không chỉ có kiến thức giỏi, mà còn có một trái tim biết yêu thương, thấu hiểu và biết đau. Tôi muốn đi tìm những người thầy và tiếp cận những kiến thức y khoa tiên tiến", Trung chia sẻ.

Song, con đường đó đi thế nào, Trung không biết. Anh thay đổi mục tiêu, chọn các môn cần học, thời gian còn lại "cày" tiếng Anh. "Kết quả là năm thứ 3, tôi thi rớt một môn đầu tiên, mà môn đó gần như cả lớp đều đậu", Trung kể. Đổi lại, anh lấy được chứng chỉ IELTS 7.5.

Tốt nghiệp năm 2014 với thành tích top 10, cộng với khả năng ngoại ngữ, Trung được phân về khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Đối với cha mẹ anh, đây là điểm dừng lý tưởng cho con. Nhưng trong Trung vẫn luôn khát khao được tiếp cận những kiến thức y khoa tiên tiến trên thế giới.

Đi làm một thời gian, anh bác sĩ trẻ biết đến chương trình bác sĩ nội trú Mỹ và quyết định theo đuổi. Ý định này của Trung bị những người bạn trong ngành và ở nước ngoài phản đối kịch liệt vì theo họ, điều đó là "không thể" và "khó như hái sao trời". Duy nhất một người bạn khi nghe Trung tâm sự, đã đột ngột hất ly nước xuống đất rồi nói: "Nếu không mạnh dạn trút bỏ những rào tâm lý của sự ổn định thì chẳng bao giờ có đủ không gian để lắp vào tham vọng và giấc mơ".

Anh nói với ba mẹ ý định nghỉ việc sang Mỹ theo đuổi giấc mơ trở thành bác sĩ nội trú. Lần đầu nghe, ba Trung nhảy dựng, kịch liệt phản đối. Ông đặt vô số lợi thế của công việc hiện tại với rủi ro của ước mơ lên bàn cân. Hai ba con có hàng chục cuộc tranh cãi. Nhiều ngày người cha giận không nói chuyện với con. Ông sợ con sang đó vì khó, vì khổ, phải làm ngành khác mà lỡ dỡ tương lai.

Một lần quá uất ức, Trung nói: "Con một mình vào Sài Gòn học cấp III, thi đỗ trường y và á khoa kinh tế, suốt những năm học y con đã nỗ lực không ngừng. Tại sao đến giờ ba vẫn chưa tin con?".

Tháng 6/2015, Lê Quang Trọng Trung nghỉ việc, lên đường sang Mỹ. Để trở thành bác sĩ nội trú, trước tiên anh phải lấy được chứng chỉ ECFMG (chứng chỉ hành nghề y khoa tại Mỹ). Trong thời gian ôn thi, anh phải làm thêm để kiếm sinh hoạt phí.

Hơn 20 năm chỉ biết vùi đầu đèn sách, lần đầu tiên Trung làm các công việc chân tay. Anh rửa xe, bưng phở ở Houston, làm bồi bàn, phụ bếp ở Chicago. Mùa đông mưa tuyết trắng xóa, chàng trai đi làm từ 6h tối và trở về 6h sáng hôm sau.

Có lần mới đi làm ở một nhà hàng lớn, Trung chưa quen tính hóa đơn phức tạp với hàng trăm món ăn nên nhầm lẫn. Không chỉ phải bỏ tiền công đi làm cả ngày ra bù, anh còn bị người ta chỉ thẳng mặt: "Lần sau còn tính nhầm thì đuổi thẳng cổ".

"Lúc đó tôi tự ái, nghĩ mình dù sao cũng là một bác sĩ ở Việt Nam mà giờ bị mắng như thể kém cỏi lắm. Nhưng hết giờ làm, trên đường về, cắm tai nghe các bài giảng nạp kiến thức, tôi lại thấy tự hào vì đã gần ước mơ hơn một chút", anh bộc bạch.

Tháng 1/2016, Trung bước vào kỳ thi đầu về kiến thức khoa học cơ bản, trong thời gian 8 tiếng với 280 câu hỏi. Sau đó, anh vượt qua kỳ thi về kiến thức lâm sàng. Tám tháng sau, anh phải vượt qua một kỳ thi cuối về kỹ năng lâm sàng, trải qua tình huống hỏi bệnh, khám bệnh, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị cho 12 bệnh nhân giả định.

Đạt điểm cao các kỳ thi này và phỏng vấn, Trung đã vượt qua 4.000 hồ sơ để được nhận vào chương trình nội trú tại Bệnh viện St Elizabeth Youngstown, đồng thời là giảng viên của Đại học Northeast Ohio, từ tháng 7/2017. Khóa đó, bệnh viện này nhận 8 người.

Anh Trung bên các đồng nghiệp tại kỳ thi Doctor’s Dilemma toàn bang Ohio năm 2019, trong vai trò trưởng team. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

3 năm qua, con đường làm bác sĩ nội trú trên đất Mỹ của chàng trai Việt không dễ dàng. Bên cạnh sự thích nghi với văn hóa, ngôn ngữ, anh cũng trải qua không ít va vấp nghề nghiệp. Khi là bác sĩ nội trú năm nhất, Trung tiếp nhận một bệnh nhân 85 tuổi, bị suy tim cấp giai đoạn cuối. Anh háo thắng, hạ quyết tâm sẽ cứu bằng được bệnh nhân này. Thầy của Trung thì nghĩ ngược lại. Suy tim giai đoạn cuối ở tuổi này rất khó cứu, mà có cứu thì chỉ cầm chừng được vài tuần, nhưng chất lượng cuộc sống cuối đời sẽ rất đáng thương.

Vì bốc đồng, Trung đã cãi thầy cố gắng cứu bằng được. Sau hai ngày, bệnh nhân thoát khỏi nguy kịch. Ngày chuyển ông ra khoa thường, chàng bác sĩ trẻ rất đỗi tự hào. Những người con của bệnh nhân không ngừng nói cảm ơn anh.

"Nhưng một tuần sau ông ra đi", Trung nói. Anh đau vì ông mất đột ngột ở khoa thường, người nhà chưa kịp vào. Anh tự trách bản thân, nếu tiên lượng tốt, chỉ điều trị nâng đỡ ở khoa chăm sóc giảm nhẹ cuối đời, ông sẽ được mỉm cười những giây phút cuối đời bên người thân.

"Qua sự việc, tôi thấm thía câu 'tự cao là điểm chết của ngành y'", anh bộc bạch. Mỗi bệnh nhân là cả một con người với toàn vẹn những quá khứ, vui buồn, mong mỏi của họ. Anh không còn bồng bột muốn cứu sống tất cả như ngày mới vào nghề, mà nhìn vào nguyện vọng người bệnh, cân bằng với mong muốn gia đình. Và anh biết dừng đúng lúc.

Covid-19 đẩy những bác sĩ nội trú như Trung vào trận chiến sống còn. St. Elizabeth Youngstown là bệnh viện tuyến cuối, nơi những người có mức sống thấp, người hưu trí hay dọn về ở. Tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 cao tuổi chiếm đa số. Cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, bệnh viện phải mở thêm 2 tầng dành riêng cho bệnh nhẹ, khoa của Trung tăng từ 22 lên 33 giường.

Phó chủ tịch hệ thống bệnh viện của Trung đã gửi email cho các bác sĩ nội trú: "Đây là thời điểm điên rồ. Tôi chưa bao giờ trải qua. Các em nội trú sẽ mãi ghi nhớ thời gian được tôi luyện trong môi trường này".

Trung Lê với chiếc máy siêu âm tại giường anh yêu thích nhất trong ba năm làm việc. Nó giúp anh làm thủ thuật, theo dõi đáp ứng huyết động, hỗ trợ chẩn đoán... Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Điều bác sĩ Việt này thấy sốc nhất là dụng cụ bảo hộ thiếu trầm trọng. Mỗi lần trực, Trung mang một cái túi đựng N-95, mắt kính bảo hộ. Hết đêm anh lau sạch, cất một chỗ để dùng lại cho lần trực sau. Vợ Trung đã kêu gọi trong cộng đồng người Việt được không ít dụng cụ bảo hộ cho y bác sĩ bệnh viện của chồng. "Tháng 4 đó rất kinh hoàng. Các bác sĩ đều gồng mình mà không biết chuyện gì sẽ xảy ra và hướng điều trị như thế nào", anh nói.

Mỗi tour trực 24 tiếng là một nỗi sợ dồn dập. Trung không chỉ áp lực với vai trò là trưởng nhóm trực, phải làm thủ thuật thành công một lần để tiết kiệm dụng cụ, còn phải nhanh và tốt để bảo vệ bản thân, tránh lây lan cho vợ và con nhỏ 8 tháng. Dù vậy, về nhà sau tour trực căng thẳng, chàng bác sĩ vẫn tiếp tục coi hồ sơ bệnh án online xem bệnh nhân có ổn không, tới gần trưa mới ngủ.

Ngày 23/6, Lê Quang Trọng Trung đã tốt nghiệp chương trình bác sĩ Nội trú Mỹ. Mùa hè 5 năm trước, Trung đặt chân tới đất nước cờ hoa, con đường đi mù mịt, còn hôm nay mọi thứ đã rõ ràng. Ngày 1/7 tới, anh sẽ là bác sĩ chính thức cho hệ thống Bệnh viện Centra Health và phó giáo sư thỉnh giảng nội khoa cho trường Y khoa trực thuộc Đại học Liberty. Trung Lê dự định sẽ tiếp tục phấn đấu trong mảng nghiên cứu khoa học, trở thành chuyên gia tim mạch.

Bác sĩ Nathaniel Doe, phó giáo sư tại Đại học NortheastOhio, giám đốc Khoa Thận Nhân Tạo tại bệnh viện Saint Elizabeth Youngstown chia sẻ, tốt nghiệp bác sĩ nội trú Mỹ là một con đường gian nan, mệt mỏi. Khó khăn không chỉ là phải thích nghi với môi trường hoàn toàn mới, khó khăn nhất là phải cố gắng để lấy được lòng tin của bệnh nhân.

"Tôi thấy mình may mắn khi được cộng tác với bác sĩ Trung Lê. Ngay từ đầu khóa nội trú, anh ấy đã luôn thể hiện sự háo hức, nhiệt tình học hỏi. Anh ấy luôn nghiên cứu tài liệu để đối phó với các vấn đề phức tạp mỗi bệnh nhân mắc phải. Trung cũng luôn sẵn lòng dạy sinh viên y khoa và điều dưỡng. Anh ấy rất thân thiết với mọi người. Với nền tảng này, tôi không nghi ngờ gì về việc Trung tiếp tục xuất sắc trong sự nghiệp.

Nguồn: http://pctu.edu.vn/admin/?mod=news&act=news&lang=vn&sub=add